[5 min read]
Như ở bài viết trước đó về QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ DOANH Ở VIỆT NAM, nhà đầu tư nước ngoài muốn tiến hành thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh tại Việt Nam phải thực hiện đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC). Bài viết dưới đây tập trung chia sẻ về bộ hồ sơ đăng ký mang tính thực tiễn và cụ thể.
I. BỘ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ (IRC) Theo quy định của Bộ Luật Đầu tư năm 2020, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
Hồ sơ đăng ký IRC thông thường dành cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu bao gồm các thông tin và tài liệu như sau:
- Thông tin về nhà đầu tư
- Thông tin về công ty dự kiến thành lập (như tên, hình thức công ty, vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp)
- Thông tin về dự án dự kiến thành lập (như tên, địa điểm, mục tiêu, quy mô, nguồn vốn và phương án huy động vốn, thời hạn, tiến độ thực hiện);
- Các tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; [hoặc] tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thời gian: 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp thành công bộ hồ sơ thông thường (không thuộc trường hợp đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, thường không phải trường hợp khách thuê của chúng tôi). Lưu rằng đơn đăng ký đầu tiên phải được đăng ký trực tuyến tại https://fdi.gov.vn/pages/trangchu.aspx.
Vai trò của BW: Chúng tôi hỗ trợ xin giấy phép miễn phí - bao gồm đăng kí IRC - để quá trình thành lập doanh nghiệp diễn ra thuận lợi nhất. Theo quy định hiện hành, các dự án đầu tư trong khu công nghiệp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại ban Quản lý của khu công nghiệp đó. Trong khi việc cấp Giấy đăng chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại Phòng kế hoạch và đầu tư địa phương. Trong nhiều trường hợp, BW sẽ hỗ trợ khách hàng dịch hồ sơ đăng ký sang tiếng Việt và kiểm tra hồ sơ đăng kí trước khi nộp cho chính quyền.
II. Bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiêp (ERC) Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Các thông tin cần thiết của một bộ ERC bao gồm:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp (mã số thuế);
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể được thực hiện trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh, qua dịch vụ bưu chính, hoặc qua mạng liên lạc điện tử [trực tuyến]. Hiện tại, hầu hết các đơn đăng ký ERC được thực hiện thông qua trực tuyến. Nội dung/ yếu tố của hồ sơ đăng ký ERC tùy thuộc vào hình thức công ty muốn thành lập. Thông thường, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) và công ty cổ phần (JSC), hồ sơ đăng ký ERC như sau:
A- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) nhiều thành viên và công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên của công ty TNHH nhiều thành viên; danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài của công ty cổ phần.
- Các bản sao: a. Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; b. Giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc cổ đông sáng lập và cổ đông nước ngoài đối với thành viên là cá nhân; giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc cổ đông sáng lập và cổ đông nước ngoài đối với thành viên là tổ chức; giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc cổ đông sáng lập và cổ đông nước ngoài đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; c. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài thành lập hoặc đồng sáng lập theo quy định của Luật Đầu tư.
B- Đối với công ty TNHH một thành viên
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Các bản sao: a. Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; b. Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; c. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư.
Thời gian: trong vòng ba ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ nếu hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan ban hành: Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu Tư cấp tỉnh.
III. CON DẤU DOANH NGHIỆP Để hợp pháp quá trình kinh doanh tại Việt Nam, các doanh nghiệp phải có con dấu. Đây là hình thức thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước.
Con dấu doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
- Tên doanh nghiệp
- Mã số doanh nghiệp
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính
- Thứ tự của con dấu (trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều con dấu)
Lưu ý rằng pháp luật Việt Nam quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn thành con dấu, đồng thời con dấu này cũng phải được đăng công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.
Để tìm hiểu thêm về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cho các nhà sản xuất nước ngoài tại Việt Nam và nhận hỗ trợ miễn phí từ BW, vui lòng liên hệ với đường dây nóng của chúng tôi: (+84) 28 710 29 000 hoặc vui lòng gửi email đến: enquiry@bwidjsc.com.