1. Cảm xúc trong tâm lý học
Cảm xúc không thể tách ra khỏi các quá trình hoạt động tâm thần khác như: tri giác, tư duy,...đều kèm theo biểu hiện của cảm xúc, không có cảm xúc không thể hoàn chỉnh các quá trình nhận thức thực tại được. Trực tiếp hay gián tiếp mọi cảm xúc đều được bắt nguồn từ thực tại, từ cảm giác mà ra: trời mát thấy dễ chịu, vui vẻ trời nắng dễ bực bội gắt gỏng.
Cơ sở giải phẫu của cảm xúc phần lớn ở vùng dưới vỏ, chủ yếu vùng gian não (cảm xúc Sơ đẳng bản năng). Phần nhỏ hơn ở vỏ não, vỏ não chi phối chủ yếu các tình cảm cao cấp. Cơ chế sinh lý của cảm xúc là cơ chế thần kinh, còn các biến đổi thể dịch nội tiết trong quá trình cảm xúc chỉ là những khâu trung gian. Mọi cảm xúc đều kèm theo những phản ứng vận động tương ứng những biến đổi phức tạp trong hoạt động các tuyến nội tiết (tuyến yên tuyến thượng thận... ) những biểu hiện thực vật đa dạng.
Cảm xúc không thể tách ra khỏi các quá trình hoạt động tâm thần khác như: tri giác, tư duy,...
2. Các cách phân loại cảm xúc
Cách thứ nhất: chia ra cảm xúc cao và cảm xúc thấp.
- Cảm xúc cao: còn gọi là tình cảm, xuất hiện trong quá trình lao động trong các mối liên quan với xã hội, phụ thuộc vào việc thỏa mãn các nhu cầu có tính chất xã hội, thẩm mỹ, luân lý… Phát triển trên cơ sở ý thức, cảm xúc cao có tác dụng chi phối, kìm hãm các cảm xúc thấp các xung động bản năng. Lòng yêu nước, căm thù giặc yêu cái tốt, ghét cái xấu,tin cái đẹp... là những cảm xúc cao.
- Cảm xúc thấp: còn gọi là cảm xúc sơ đẳng, xuất hiện từ những nhu cầu của cơ thể, dựa trên của các bản năng và là biểu hiện của các bản năng như thích chất ngọt, ghét chất đắng, khó chịu khi đói khát, sợ hãi khi gặp nguy hiểm ...
Cách thứ hai: chia theo cảm xúc dương tính và âm tính
- Cảm xúc dương tính: biểu hiện sự thỏa mãn trong tâm thần, làm tăng nghị lực, thúc đẩy hoạt động như: cảm xúc vui sướng, thân ái thiện cảm, tình yêu nước,...
- Cảm xúc âm tính: biểu hiện sự không thỏa mãn, làm mất hứng thú, giảm nghị lực như cảm buồn rầu, thù hằn khinh bị xấu hổ, tức giận,...
Cách thứ ba: chia theo cường độ.
- Khí sắc: hay là trường lực của cảm xúc. Đó là trạng thái cảm xúc không mạnh lắm, biểu hiện trong một khoảng thời gian tương đối dài (từ nửa giờ đến một giờ vài ngày). Sắc thái cảm xúc hoặc trầm hoặc tăng hoặc dương tính hoặc âm tính nhưng trong thời gian ấy vẫn giữ nguyên, không có thay đổi quan trọng cơ bản.
- Ham thích: là cảm xúc mạnh, sâu sắc, bền vững trong một thời gian dài, ham thích biểu hiện nhu cầu cao hay thấp của con người .Ham thích thúc đẩy hoạt động có ý chí: ham thích âm nhạc, thơ văn, câu cá đánh cờ, một món ăn nào đó,...
- Xung cảm: cảm xúc mãnh liệt, quá mức, xuất hiện trong một thời gian ngắn,dưới, những kích thích mạnh, xung cảm giận dữ ,ghen tuông, sầu uất, xung cảm gọi là sinh lý khi nào có kèm theo phản ứng vận động dữ dội, nhưng còn sự kiểm tra của lý trí. Xung cảm trở nên bệnh lý khi nào xuất hiện đột ngột, sau một kích thích tương đối không mạnh, kèm theo rối loạn ý thức ngắn, hành vi có tính chất vô lý, khó hiểu, mất sự kiểm tra của lý trí. Phản ứng vận động thường mang tính chất xâm phạm và chống đối xã hội. Tiếp theo sau là giấc ngủ sâu và khi thức dậy thì quên tất cả.
3. Triệu chứng rối loạn cảm xúc
Các triệu chứng thuộc về giảm và mất cảm xúc
- Giảm khí sắc.
- Cảm xúc bàng quan.
- Cảm xúc tàn lụi.
- Mất cảm giác tâm thần.
Giảm khí sắc.
Các triệu chứng thuộc về tăng cảm xúc
Ngưỡng hưng phấn cảm xúc thấp ,vì vậy cường độ kích thích nhẹ vẫn có thể gây cảm xúc mạnh.
- Cảm xúc không ổn định.
- Khoái cảm.
- Cảm xúc say đâm hay ngẩn ngơ.
Các rối loạn cảm xúc dị thường
- Cảm xúc hai chiều, đối với một đối tượng đồng thời xuất hiện hai cảm xúc hoàn toàn trái nhau.
- Cảm xúc trái ngược, không thích hợp.
4. Các hội chứng rối loạn cảm xúc dị thường
Hội chứng trầm cảm
- Cảm xúc ức chế khí sắc hạ thấp
- Tư duy ức chế
- Hoạt động bị ức chế bệnh nhân ít hoạt động, ít nói ăn uống kém, thường nằm hay ngồi lâu trong một tư thế, mặt mày đau khổ trầm ngâm suy nghĩ.
Hội chứng trầm cảm là một hội chứng cấp cứu vì do hoang tưởng bị tội chi phối trong một cơn xung động bệnh nhân có thể tự sát, hay giết người thân rồi tự sát..
Bệnh nhân có thể tự sát, hay giết người thân rồi tự sát..
Hội chứng họng cảm
- Cảm xúc hưng phấn khí sắc vui vẻ.
- Tư duy hưng phấn
- Hoạt động hưng phấn
Hội chứng điển hình gặp trong bệnh loạn thần. Hội chứng không điển hình gặp trong bệnh tâm thần phân liệt, còn gặp trong loạn thần triệu chứng, liệt toàn thể tiến triển.
Hội chứng loạn cảm
- Khí sắc u sầu hằn học, bất mãn với xung quanh.
- Tăng cảm giác dễ bị kích thích.
- Khuynh hướng bạo động
Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.
Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng.
Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào muốn được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 19003367.