Trong hình học phổ thông, công thức tính diện tích hình thang được dạy từ cấp 1 và được nhắc lại ở cấp 2.
Công thức tính diện tích hình thang
Cho hình thang ABCD với 2 đáy AB=b và CD=a; chiều cao của hình thang là h (xem hình vẽ). Khi đó, diện tích hình thang được tính bằng công thức sau:
Diện tích hình thang = (đáy trên + đáy dưới) * chiều cao / 2
Cách diễn đạt công thức bằng lời văn
Công thức tính diện tích hình thang có thể diễn đạt bằng lời văn theo 2 cách:
- Cách 1: Diện tích của hình thang bằng chiều cao nhân với trung bình cộng của hai cạnh đáy.
- Cách 2: Diện tích của hình thang bằng đường trung bình nhân với chiều cao.

Cách học thuộc công thức diện tích hình thang bằng thơ
Để giúp học sinh dễ nhớ công thức tính diện tích hình thang, có thể sử dụng các câu thơ đơn giản. Một trong những tác giả nổi tiếng là Lương Thế Vinh với cuốn “Đại thành toán pháp”. Trong cuốn sách này, ông hướng dẫn cách đo đạc và tính toán chi tiết nhưng dễ hiểu bằng các câu thơ nôm.
Bài thơ 1:
Tam giác cụt đầuDiện tích tính là saoCạnh trên, cạnh dưới cộng vàoĐem nhân với nửa bề cao khắc thành.
Tổng hợp: Sơn Phan.
Bài thơ 2:
Muốn tính diện tích hình thangĐáy lớn đáy bé ta đem cộng vàoRồi đem nhân với chiều caoChia đôi (lấy nửa) thế nào cũng ra.
Các câu hỏi thường gặp:
Làm thế nào để tính diện tích hình thang?
Để tính diện tích hình thang, bạn cần biết độ dài của hai đáy và chiều cao của hình thang. Sau đó, áp dụng công thức diện tích hình thang: diện tích = (đáy trên + đáy dưới) * chiều cao / 2.
Làm thế nào để nhớ công thức tính diện tích hình thang?
Bạn có thể sử dụng các câu thơ hoặc các cách diễn đạt khác để nhớ công thức tính diện tích hình thang. Ví dụ, câu thơ “Tam giác cụt đầu, Diện tích tính là sao, Cạnh trên, cạnh dưới cộng vào, Đem nhân với nửa bề cao khắc thành” là một cách nhớ công thức thông qua câu thơ.