Ung thư phổi nên ăn uống như thế nào

Dinh dưỡng là một quá trình trong đó thực phẩm được cơ thể tiếp nhận và sử dụng để phát triển, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng chống tế bào ung thư. Dinh dưỡng tốt là điều quan trọng để có sức khỏe tốt. Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm và chất lỏng có các chất dinh dưỡng quan trọng (vitamin, khoáng chất, protein, carbohydrate, chất béo và nước) mà cơ thể cần thiết. Tuy nhiên, ung thư và các phương cách điều trị được biết là nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở số lượng bệnh nhân đáng kể. Căn nguyên của suy dinh dưỡng trong ung thư phổi khá là phức tạp và đa yếu tố. Vậy thì người ung thư phổi nên ăn uống như thế nào ?

Ung thư phổi nên ăn uống như thế nào

Ung thư phổi nên ăn uống như thế nào

Trong một nghiên cứu cho thấy rằng, người bệnh ung thư phổi nên ăn uống bổ sung các thực phẩm y tế giàu protein, leucine, dầu cá và các oligosaccharide hoặc các sản phẩm isocaloric/ isonitro. Vì ở những bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa xạ cho kết quả khả quan. Khi mà tỷ lệ EPA và DHA trong phospholipid của bạch cầu tăng đáng kể, giảm nồng độ các chất trung gian gây viêm PGE2 trong huyết thanh trong vòng một tuần chỉ nhờ vào ăn uống.

Nhóm chất bệnh nhân ung thư phổi nên ăn uống bổ sung cho cơ thể

Quá trình điều trị ung thư sẽ dẫn đến những thay đổi về vị giác, cảm giác thèm ăn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến biến động cân nặng của cơ thể cũng như tổng trạng sức khỏe. Chế độ ăn uống trong thời gian này là cực kỳ quan trọng để cơ thể bệnh nhân có thể tiếp nhận các phương pháp điều trị ung thư được hiệu quả. Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp duy trì cân nặng, cải thiện chất lượng sống đáng kể của bệnh nhân ung thư.

  • Protein thực vật

Ung thư phổi nên ăn các protein có nguồn gốc thực vật. Chúng không chỉ cung cấp loại đạm thuần khiết mà còn cung cấp hàm lượng lớn Vitamins và khoáng chất. Đạm thực vật có trong các loại đậu, quả hạch và các loại hạt.

  • Ưu tiên thịt trắng từ động vật

Bên cạnh đó, nếu lựa chọn của bạn là protein động vật thì hãy chọn các loại thịt trắng như thịt gà, cá. Bởi các loại thịt đỏ dễ tồn đọng các chất và hormon tăng trưởng.

  • Chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh là những chất béo dạng không bão hòa đơn, không bão hòa đa. Đây đều là các loại chất béo có lợi cho sức khỏe. Có thể kể như dầu oliu, dầu hạt dẻ, dầu quả óc chó… Chúng đều chứa nhiều axit béo omega-3. Các chất này có tác dụng kháng viêm, cải thiện sức khỏe tim mạch.

  • Carbs tốt cho sức khỏe

Khi chọn Carbohydrate, hãy ưu tiên chọn những thực phẩm được chế biến một cách tối thiểu như lúa mì nguyên cám, yến mạch… Những loại thực phẩm làm từ nguyên liệu kể trên có nhiều chất xơ hòa tan, giúp cảm giác no lâu, duy trì hệ khuẩn đường ruột tốt.

  • Chất xơ hòa tan

Chất xơ hòa tan cũng thúc đẩy quá trình sản xuất axit béo chuỗi ngắn (SCFAs), từ đó hỗ trợ mọi thứ từ trao đổi chất đến việc sửa chữa các tế bào.

  • Các Vitamins và khoáng chất

Các vitamin và khoáng chất giúp cho quá trình hoạt động của enzym được tối ưu hóa. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giảm tình trạng viêm.

  • Chú trọng bổ sung vitamin D

Vitamin D là chất có khuynh hướng bị thiếu hụt nhiều nhất trong quá trình điều trị ung thư bằng xạ và hóa trị. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin D cũng được khuyến cáo, chúng có trong các loại sữa, bơ, nước cam, sữa chua và một số loài ngũ cốc.

  • Bổ sung thực phẩm kháng viêm tự nhiên cho cơ thể

Các loại nước chè xanh tươi, hoa quả giúp kháng viêm tự nhiên cho cơ thể như thơm (dứa), dâu tây, quả việt quất, quả mâm xôi, dâu đen,quả mọng chứa lượng lớn những chất chống oxy hóa gọi là anthocyanins có tác dụng chống viêm tự nhiên cho cơ thể, giúp ích cho quá trình cơ thể kháng lại với mầm bệnh.

Bệnh nhân ung thư phổi nên ăn hoa quả gì

Bệnh nhân ung thư phổi không cần phải kiêng kỵ bất kỳ loài hoa quả nào. Các vitamin và khoáng chất trong hoa quả sẽ giúp cải thiện vị giác, người bệnh sẽ có cảm giác thèm ăn hơn.

  • Quả việt quất có thể kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, cải thiện khả năng ghi nhớ và sự tập trung của não bộ bị suy giảm do tác động của quá trình trị liệu
  • .Cam là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp tăng hấp thụ sắt, tăng cường hệ miễn dịch, kiềm hãm sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Chuối chứa pectin, chất giúp làm giảm tiêu chảy và đã được nghiên cứu chứng minh là chống lại ung thư ruột kết.
  • Bưởi giàu chất chống oxy hóa như lycopene, có khả năng chống ung thư, giúp giảm một số tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư. Chất này còn được chứng minh là làm tăng lưu lượng máu đến não, làm dịu não sau hóa trị.

Bệnh nhân ung thư phổi có ăn yến được không

Tổ yến là món ăn bổ dưỡng hàng đầu trong nhu cầu bồi bổ cơ thể. Tổ yến chứa nhiều protein, glucose và các axit amin cần thiết mà khó thay thế được như tyrosin, cystein, … các vitamin như B, C, E, PP… và nhiều khoáng chất.

Bệnh nhân ung thư phổi có ăn yến được không
Bệnh nhân ung thư phổi có ăn yến được không

Bệnh nhân ung thư phổi ăn yến được. Điều này càng tốt cho cơ thể và tăng khả năng miễn dịch chống tế bào ung thư, tuy nhiên cần lưu ý chế dạng phẩm yến mà người bệnh dùng cũng như nguồn gốc xuất xứ. Hãy đảm bảo dạng chế phẩm yến bạn sử dụng có nguồn gốc và chế biến lành mạnh.

Ung thư phổi có ăn được thịt bò không

Ung thư phổi có thể ăn được thịt bò. Tuy nhiên chỉ nên giới hạn ở mức độ nhất định, khoảng 400gram / tuần và cần hạn chế thịt bò chế biến sẵn. Cụ thể, một tuần người bệnh có thể ăn 3 tô phở với khoảng 70gram/ 1 tô thì hoàn toàn không có vấn đề.

Thịt bò giàu protein và tốt cho quá trình bổ sung chất dinh dưỡng vì thế những người bị ung thư phổi nên sử dụng thịt bò để chế biến một số món ăn sau: cháo thịt bò, canh thịt bò hầm, canh gân bò nấu với kim chi.

Ung thư phổi có ăn được thịt bò không
Ung thư phổi có ăn được thịt bò không

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng minh những người ăn nhiều thịt đỏ sẽ có nguy cơ bị ung thư ruột kết hơn so với người ăn ở mức bình thường hoặc ít.

Tuy nhiên trong thịt đỏ ngoài lượng protein dồi dào, nó còn bổ sung thêm lượng lớn các chất như sắt, kẽm.. Do đó người bệnh hoàn toàn có thể ăn được thịt bò với liều lượng phù hợp nếu thèm.

Thực đơn cho người ung thư phổi giai đoạn cuối

Ung thư phổi giai đoạn cuối đòi hỏi thực đơn khá chú trọng. Thực phẩm phải được chế biến sao cho người bệnh vẫn cảm nhận được mùi vị, và dễ tiêu hóa. Có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, thịt khó tiêu, đồ ăn cay nóng…

Thực đơn hàng ngày cho bệnh nhân ung thư phổi

Nếu bệnh nhân mất cảm giác ăn uống ngon miệng, nên ưu tiên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày. Có thể 3-4 tiếng dùng bữa một lần tương đương ngày khoảng 6-8 bữa /ngày. Ưu tiên món ăn yêu thích hay món ăn mà người bệnh thèm. Một thực đơn hằng ngày hợp lý khoa học sẽ giúp người bệnh cải thiện được sức khỏe, sức đề kháng cũng như có thể chịu đựng được liệu trình điều trị.

Ung thư phổi có ăn được trứng gà không

Ung thư phổi ăn được trứng gà. Bởi trong trứng gà có dồi dào protein và năng lượng. Tuy nhiên cần lưu ý cách chế biến. Nên hạn chế việc chế biến trứng với nhiều dầu mỡ sẽ khiến người bệnh khó tiêu.

Ung thư phổi có ăn được trứng gà không
Ung thư phổi có ăn được trứng gà không

Cách nấu ăn cho người ung thư phổi

Nấu ăn cho người ung thư phổi nên hạn chế chiên xào dầu mỡ nhiều. Sẽ khiến quá trình tiêu hóa bị trì trệ, người bệnh sẽ mất cảm giác thèm ăn. Sự sai lệch trong vị giác là một trong các yếu tố góp phần vào việc lảng tránh hoặc không thích thực phẩm ở những bệnh nhân đang điều trị ung thư nói chung. Chế độ ăn cần được đa dạng hóa các loại thực phẩm, với đầy đủ dưỡng chất như đạm, đường, chất béo lành mạnh, các vitamin và khoáng chất.

Trên đây là thông tin về chế độ dinh dưỡng cho các bệnh nhân thắc mắc về “ung thư phổi nên ăn gì”. Trên thực tế, các thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư phổi vẫn có khả năng sẽ khác nhau tùy từng giai đoạn. Người thân nên dựa vào tình hình thể trạng thực tế để bổ sung dưỡng chất cần thiết, chính xác và kịp thời.

Bạn là đối tượng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao

Nếu là đối tượng tiếp xúc nhiều với các khí độc, khói bụi, thuốc lá….tức bạn cũng đang có nguy cơ gây ung thư phổi cao. Ngoại trừ chú ý theo dõi các dấu hiệu phát hiện sớm ung thư phổi hằng ngày, quan tâm cơ thể mình nhiều hơn. Thì cách tốt nhất để theo dõi, phát hiện sớm nhất các chuyển biến, sự hình thành các tế bào ung thư phổi chính là thực hiện phương pháp tầm soát ung thư phổi định kỳ hằng năm.

Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/ung-th-phi-nn-n-ung-nh-th-no-gene-solutions-a31253.html