Có thể áp dụng các cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà nếu không may tình trạng này kích hoạt trong thai kỳ. Đa phần các giải pháp tại nhà đều an toàn, hiếm khi gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn nên kết hợp giữa các biện pháp điều trị với việc xây dựng lối sống lành mạnh. Đừng quên thăm khám bác sĩ khi cần thiết.
Mang thai được cho là một trong những giai đoạn nhạy cảm nhất với người phụ nữ. Lúc này cơ thể sẽ có nhiều sự thay đổi bất thường. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các mẹ bầu thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đau dạ dày.
Đau dạ dày khi mang thai có nhiều triệu chứng rất dễ gây nhầm lẫn với các biểu hiện thai nghén. Điển hình như buồn nôn, nôn ói, đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, với tình trạng đau dạ dày thì còn có thêm nhiều triệu chứng đặc trưng khác như ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, kém ăn, sút cân…
Nguyên nhân gây đau dạ dày ở mẹ bầu có thể là:
Việc dùng thuốc để chữa đau dạ dày khi mang thai thường sẽ không được khuyến khích do nó tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ. Nếu bị đau dạ dày khi mang thai, trước khi điều trị y tế có thể tham khảo và áp dụng các cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà sau đây:
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể chính là liều thuốc tự nhiên hữu hiệu để bạn duy trì một thể trạng khỏe mạnh. Đồng thời việc uống nhiều nước cũng được ghi nhận là một cách chữa đau dạ dày cho bà bầu rất đơn giản tại nhà.
Hệ tiêu hóa luôn cần phải được cung cấp đủ nước để có thể đảm bảo cho quá trình hoạt động và hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn. Nếu thiếu nước, chức năng hoạt động của dạ dày và đường ruột thường kém đi. Chính điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những cơn đau dạ dày kích hoạt hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
Hơn nữa, khi bị đau dạ dày, bà bầu cũng có thể sẽ bị nôn và tiêu chảy khiến cơ thể bị mất nước rất nhanh. Chính vì thế việc uống nhiều nước được cho là rất cần thiết để khắc phục tình trạng này.
Theo khuyến nghị từ các chuyên gia thì mỗi ngày, bà bầu nên bổ sung cho cơ thể mỗi ngày khoảng từ 2 - 3 lít nước. Khoảng 20% trong số này sẽ được bổ sung qua thực phẩm. Còn số còn lại là đến từ thức uống, có thể là nước lọc, nước trái cây tươi hay trà thảo mộc đều rất hữu ích.
Đây là giải pháp đơn giản nhưng lại rất hữu hiệu được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng áp dụng khi bị đau dạ dày. Nó có thể khiến cho các cơn đau dạ dày được cải thiện một cách nhanh chóng.
Tất cả là nhờ vào cơ chế làm giãn các cơ bắp trong dạ dày. Đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong đường ruột. Từ đó giúp cho dạ dày nói riêng và các cơ quan tiêu hóa nói chung hoạt động hiệu quả hơn.
Mỗi khi cơn đau dạ dày bùng phát, bà bầu có thể duy trì thói quen tắm nước ấm với tần suất khoảng 1 - 2 lần/ ngày. Thêm vào đó có thể sử dụng túi nước nóng để chườm trực tiếp lên vùng bụng khoảng 2 - 3 lần/ ngày, 20 phút/ lần. Chú ý đến nhiệt độ của túi chườm, bởi nếu quá nóng có thể khiến da bị kích ứng và tổn thương.
Nghệ chính là một trong những thảo dược có hàm lượng chất oxy hóa cũng nhiều hoạt chất có dược tính mạnh mẽ. Trong đó, với hàm lượng curcumin cao, nghệ có tác dụng chống viêm và ngăn chặn quá trình oxy hóa, bảo vệ các tế bào bởi sự tấn công của các tác nhân có hại.
Đây cũng là một nguyên liệu đặc biệt an toàn với bà bầu. Nghệ giúp bổ sung các nguyên tố vi lượng đa dạng cùng hàm lượng vitamin A, C dồi dào cho quá trình phát triển của thai nhi.
Dùng nghệ có thể giúp làm giảm viêm và đau dạ dày khi mang thai. Có khả năng cải thiện nhanh các triệu chứng tiêu hóa khác đi kèm như đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu… Hơn nữa, nghệ còn có đặc tính kháng khuẩn rất tốt. Nhờ đó mà có thể ức chế hoạt động của các hại khuẩn và vi khuẩn Hp ở trong dạ dày.
Cách thực hiện:
Ngoài ra, các bà bầu cũng có thể bổ sung nghệ vào trong các món ăn và chế độ dinh dưỡng thường ngày. Đây cũng là cách tốt để giảm đau thượng vị, đầy hơi hay buồn nôn…
Trà hoa cúc chính là một trong những loại trà thảo mộc được đánh giá cao về lợi ích mang đến cho sức khỏe. Đặc biệt, đây cũng là thức uống có thể giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày rất an toàn cho phụ nữ mang thai.
Thức uống này có đặc tính chống viêm, giảm đau, đồng thời chống co thắt cơ trơn hiệu quả nhờ các hoạt chất có lợi trong hoa cúc. Bên cạnh đó, thói quen nhâm nhi trà hoa cúc mỗi ngày còn giúp các mẹ bầu được thư giãn. Uống trà hoa cúc còn là giải pháp hữu hiệu cho tinh thần, giúp ngủ ngon, giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Dầu dừa là nguyên liệu rất quen thuộc không chỉ được dùng trong chăm sóc da và hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu mà còn được sử dụng để giúp cải thiện các triệu chứng do viêm dạ dày. Đặc biệt đây lại là nguyên liệu lành tính và an toàn cho cả phụ nữ mang thai.
Nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại đã chỉ ra rằng, nồng độ acid lauric dồi dào trong dầu dừa có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại. Đồng thời hỗ trợ làm lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày và hạn chế hoạt động của nấm candida ở trong cơ quan tiêu hóa.
Bên cạnh đó, việc áp dụng cách chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng dầu dừa còn mang đến nhiều lợi ích khác. Nhất là hỗ trợ cơ thể hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm tốt hơn và hạn chế sự bùng phát của các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Cách thực hiện:
Mật ong kết hợp với chanh là cách giảm đau dạ dày được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Mật ong là nguyên liệu có tác dụng làm dịu niêm mạc tổn thương và kháng khuẩn. Từ đó có thể thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Còn chanh thì lại có tác dụng loại bỏ các cảm giác buồn nôn hay khó chịu sau khi ăn.
Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng hỗn hợp chanh và mật ong được đánh giá là rất hữu ích và an toàn, không gây tác động xấu đến sức khỏe thai kỳ. Ngoài ra, mật ong còn cung cấp năng lượng và có tác dụng làm giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi cho bà bầu.
Cách thực hiện:
Gừng tươi là nguyên liệu có tác dụng làm giảm tình trạng đau dạ dày khi mang thai được nhiều nghiên cứu ghi nhận. Hoạt chất Oleoresin và Tecpen dồi dào trong gừng có công dụng làm giảm viêm, tăng cường lưu thông máu và cải thiện cơn đau dạ dày một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, các hợp chất như Methadone, tinh dầu, 6-Zingiberol… chứa trong gừng còn có khả năng ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin. Đây chính là một thành phần trung gian trong các phản ứng gây viêm. Hơn nữa, uống trà gừng còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và làm giảm tình trạng buồn nôn do ốm nghén ở bà bầu.
Cách thực hiện:
Đậu bắp hay còn được gọi là mướp tây - một nguyên liệu quen thuộc được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh ở dạ dày. Với hàm lượng cao chất nhầy pectin, đậu bắp có công dụng làm dịu và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của các vi khuẩn gây hại.
Ngoài ra, nhiều hợp chất thực vật có trong đậu bắp còn hỗ trợ làm giảm sưng đau và phục hồi các tế bào bị tổn thương. Bên cạnh đó, với hàm lượng vitamin B9 dồi dào, đậu bắp còn hữu ích trong việc giúp thai nhi phát triển thần kinh hoàn chỉnh, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh, điển hình như gai đôi cột sống.
Cách thực hiện:
Như đã đề cập, thường xuyên sống trong tâm lý lo lắng, căng thẳng cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau dạ dày. Chính vì thế, việc kiểm soát tốt căng thẳng sẽ là một cách hữu hiệu giúp chữa đau dạ dày ở bà bầu.
Có rất nhiều cách giúp bà bầu kiểm soát tốt hơn tâm lý căng thẳng, stress. Bao gồm:
Với trường hợp bà bầu bị stress quá nặng nề, các giải pháp trên không thể giúp kiểm soát tốt thì nên chủ động tìm gặp bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ. Việc căng thẳng quá mức không chỉ khiến những cơn đau dạ dày kích hoạt mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ.
Theo nhận định từ các chuyên gia, ăn uống khoa học có thể giúp ích trong việc làm giảm tình trạng đau dạ dày. Trong ăn uống thường ngày, bà bầu nên chú ý ăn chậm, nhai kỹ, nuốt chậm để giúp làm giảm áp lực cho cơ quan tiêu hóa.
Nên ưu tiên chế biến thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu vào những ngày bị đau dạ dày. Các món như canh, súp, cháo là rất lành mạnh và có thể giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Đồng thời vẫn đảm bảo dưỡng chất cho sự phát triển của cả mẹ và bé.
Một số thực phẩm nếu bổ sung vào thực đơn có thể giúp cải thiện cơn đau. Cùng với đó là thúc đẩy tốc độ phục hồi tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Phải kể đến như bánh mì nướng, rau bina, súp lơ xanh, khoai tây, sữa chua, nghệ, mật ong, táo, chuối, gừng…
Ngoài ra, bà bầu cần tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, trái cây giàu acid, gân, sụn. Tuyệt đối không uống trà đặc hay cà phê, rượu bia nếu không muốn tình trạng đau dạ dày khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.
Bài viết đã chia sẻ 10 cách chữa đau dạ dày cho bà bầu có thể tham khảo và áp dụng. Trong những trường hợp cơn đau liên tục kích hoạt ở mức độ nặng nề thì hãy chủ động tìm đến bác sĩ. Việc dùng thuốc mặc dù không được khuyến khích nhưng nếu thật sự cần thiết, bác sĩ vẫn có thể cân nhắc kê toa.
Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/bau-dau-da-day-phai-lam-sao-a33875.html