Pfizer Inc. là một tập đoàn đa quốc gia về dược phẩm và công nghệ sinh học của Mỹ, ra đời năm 1849. Với 170 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay công ty bán sản phẩm tại hơn 125 quốc gia và có 39 nhà máy sản xuất trên khắp thế giới. Pfizer phát triển và sản xuất thuốc cũng như vắc-xin về miễn dịch học, ung thư, tim mạch, nội tiết và thần kinh học.
Pfizer đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2003 với văn phòng đại diện được mở lần đầu tại thành phố Hồ Chí Minh. Công ty cam kết cải thiện cuộc sống của bệnh nhân Việt Nam thông qua việc cung cấp những sản phẩm y tế chất lượng cao cho thị trường Việt Nam trong điều trị bệnh tim mạch, chống nhiễm trùng và thuốc điều trị ung thư.[1]
Trụ sở chính của Pfizer tại Thành phố New York, Mỹ
Pfizer được thành lập tại Brooklyn, New York, vào năm 1849 với tên gọi Charles Pfizer & Company bởi nhà hóa học kiêm doanh nhân người Đức Charles Pfizer và người anh họ Charles Erhart.
Pfizer và Erhart đã đạt được thành công ngay lập tức với sản phẩm đầu tiên của họ, một dạng santonin có mùi thơm - một loại thuốc tẩy giun dùng để điều trị giun đường ruột, một căn bệnh phổ biến vào giữa những năm 1800.
Nhu cầu tiếp theo về chất khử trùng, chất bảo quản và thuốc giảm đau trong Nội chiến Hoa Kỳ (1861 - 1865) đã tăng gấp đôi doanh thu của công ty và cho phép mở rộng quy mô.
Vào cuối những năm 1800, lượng acid citric công ty sản xuất tăng vọt cùng với sự phổ biến ngày càng tăng của đồ uống cola, tạo ra nhiều thập kỷ tăng trưởng cho công ty. [2]
Pfizer được thành lập tại New York bởi hai anh em họ gốc Đức là Charles Pfizer và Charles Erhart
Năm 1941, theo yêu cầu của Chính phủ Hoa Kỳ, Pfizer là công ty duy nhất sử dụng công nghệ lên men để sản xuất hàng loạt penicillin. Điều này đã đẩy nhanh việc sản xuất để điều trị cho lính Đồng minh trong Thế chiến thứ hai.
Ngoài ra, Pfizer được biết đến là nhà sản xuất vitamin C hàng đầu thế giới. Mọi người đã sử dụng loại vitamin này như một chất bảo vệ chống lại bệnh Scorbut (bệnh do tình trạng thiếu hụt vitamin C gây ra) và cảm lạnh thông thường.
Năm 1941, theo yêu cầu của Chính phủ Hoa Kỳ, Pfizer là công ty duy nhất sử dụng công nghệ lên men để sản xuất hàng loạt penicillin
Công ty đã trải qua quá trình mở rộng đáng kể trong nhiều thập kỷ với việc thành lập các chi nhánh quốc tế cũng như xây dựng lực lượng bán hàng hùng hậu cho các sản phẩm của Pfizer.
Năm 1955, công ty hợp tác với công ty Taito của Nhật Bản để sản xuất và phân phối thuốc kháng sinh (Pfizer mua lại hoàn toàn Taito vào năm 1983). Pfizer đã tiến hành mua lại hàng hoạt các công ty dược phẩm khác trong những năm tiếp theo.
Nhiều công ty trong số này đã kiếm được hàng tỷ đô la cho Pfizer nhờ hoạt động nghiên cứu và phát triển thuốc lâu đời của họ trước đó. Warner-Lambert là một trong những công ty này, đây là nhà sản xuất ban đầu của Lipitor (thuốc điều trị cholesterol cao). Warner-Lambert sau đó sáp nhập với Pfizer vào năm 2000.
Lipitor nhanh chóng trở thành loại dược phẩm bán chạy nhất trong lịch sử. Nó đạt doanh thu 9,6 tỷ đô la trong năm 2011.
Lipitor nhanh chóng trở thành loại dược phẩm bán chạy nhất trong lịch sử
Năm 2010, Pfizer thành lập trung tâm Nghiên cứu và Phát triển toàn cầu nhằm nghiên cứu chuyên sâu về phân tử nhỏ, đại phân tử cũng như phát triển vắc-xin.
Năm 2020 - 2022, Pfizer dẫn đầu trong việc phát triển vắc-xin và phương pháp điều trị để đối phó với đại dịch COVID-19. Đồng thời, công ty cam kết sản xuất siêu tốc để mở rộng khả năng tiếp cận vắc-xin và phương pháp điều trị cho mọi người trên khắp thế giới.
Trong năm 2021, Pfizer và BioNTech cung cấp vắc-xin COVID-19 mRNA (BNT162b2) cho Việt Nam trong nỗ lực dập tắt đại dịch COVID-19.
Vắc-xin phòng COVID-19 BNT162b2
Từ 1 công ty dược phẩm và hóa chất nhỏ, Pfizer đã vươn lên thành công ty dược phẩm toàn cầu
Vắc-xin Pfizer (BNT162b2) là một trong số những ứng cử viên hứa hẹn nhất trong “cuộc đua” sản xuất vắc-xin phòng đại dịch COVID-19. Qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy vắc-xin BNT162b2 có tính an toàn cao và tỷ lệ hiệu lực là 95% trong việc phòng ngừa hiệu quả virus gây bệnh COVID-19. Đây là sản phẩm của Tập đoàn dược phẩm Pfizer, New York (Mỹ) và Công ty công nghệ sinh học BioNTech ở Mainz (Đức) hợp tác phát triển.
Trong năm 2021, Pfizer và BioNTech cung cấp vắc-xin COVID-19 mRNA (BNT162b2) cho Việt Nam trong nỗ lực dập tắt đại dịch COVID-19.
Vắc-xin Pfizer (BNT162b2) ứng dụng công nghệ vật liệu di truyền, sử dụng mRNA làm “mồi nhử” hướng dẫn hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh, bằng cách kích thích các tế bào trong cơ thể người tạo ra protein virus. Khi hệ miễn dịch của cơ thể tiếp xúc với protein sẽ sinh ra kháng thể chống lại, từ đó các tế bào miễn dịch nhận biết được virus SARS-CoV-2 và chống lại COVID-19 hiệu quả.
Vắc-xin Pfizer (BNT162b2) ứng dụng công nghệ vật liệu di truyền để sản xuất
Amlor 5mg Pfizer có chứa hoạt chất amlodipin giúp điều trị tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đau thắt ngực ổn định mạn tính.
Cách sử dụng:
Lưu ý:
Không dùng thuốc hạ huyết áp Amlor hay thuốc có chứa thành phần amlodipine nếu:
Ngoài ra, người bệnh cũng cần cho bác sĩ biết nếu đang hoặc đã từng mắc bất kỳ tình trạng bệnh lý nào, đặc biệt là những bệnh sau:
Amlor 5mg trị tăng huyết áp, đau thắt ngực (3 vỉ x 10 viên)
Medrol 16mg Pfizer có chứa hoạt chất methylprednisolon giúp chống viêm, chống dị ứng, trị rối loạn nội tiết.
Cách sử dụng:
Lưu ý:
Bạn không được ngừng dùng Medrol 16mg đột ngột, đặc biệt nếu bạn:
Medrol 16mg thuốc kháng viêm (3 vỉ x 10 viên)
Zithromax 250mg Pfizer có chứa hoạt chất azithromycin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do một số vi khuẩn và các vi sinh vật khác gây ra, bao gồm:
Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn không cảm thấy tốt hơn hoặc nếu bạn cảm thấy tệ hơn sau khi sử dụng thuốc.
Cách sử dụng:
Lưu ý:
Thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc nếu bạn có hoặc đã có bất kỳ các vấn đề sau:
Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy các dấu hiệu sau trong quá trình dùng thuốc:
Zithromax 250mg trị nhiễm khuẩn (1 vỉ x 6 viên)
Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin về Pfizer cùng với một số sản phẩm nổi bật của thương hiệu. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn và đừng quên chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: Pfizer.com, Vnvc.vn.
Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/vaccine-vaccine-cua-nuoc-nao-a34426.html