Ung thư vòm họng gây ra gánh nặng sức khỏe nghiêm trọng ở nhiều quốc gia và được xếp hạng là loại ung thư phổ biến thứ 6 trên toàn thế giới với số ca mắc bệnh và tử vong cao hơn rất nhiều so với các bệnh ung thư vùng đầu cổ khác. Ung thư vòm họng vô cùng nguy hiểm, vậy liệu ung thư vòm họng có chữa được không? Sau khi điều trị có khỏi hẳn hoàn toàn? Bệnh có tái phát không? Điều trị ung thư vòm họng ở đâu uy tín và hiệu quả?
BS Phan Nguyễn Trường Giang - Quản lý Y khoa vùng Mekong, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Trên toàn thế giới, chỉ riêng năm 2020 ước tính có khoảng 133.354 người được chẩn đoán mắc ung thư vòm họng và có khoảng 80.008 người tử vong do căn bệnh này. Mặc dù số ca mắc không đáng kể so với các loại ung thư khác nhưng có thể thấy tỷ lệ tử vong do ung thư vòm họng rất cao. Trong khi đó, nhóm các HPV nguy cơ cao, đặc biệt là HPV tuýp 16 và 18 là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh này. Do đó, bé trai, bé gái, thanh niên nam nữ từ 9 - 26 tuổi cần chủ động tiêm ngừa vắc xin phòng HPV để phòng ngừa lây nhiễm HPV, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng và các bệnh lý ung thư sinh dục nguy hiểm khác.”Ung thư vòm họng (Tên khoa học: Nasopharyngeal Carcinoma - NPC) là loại ung thư tế bào vảy lót bên trong vòm họng, thuộc nhóm các ung thư vùng đầu cổ, bao gồm: ung thư phần giữa của họng (ung thư hầu họng), ung thư phần trên của họng (ung thư mũi hầu) và ung thư phần dưới cùng của họng (ung thư hạ hầu).
Ung thư vòm họng khá hiếm gặp ở các nước khu vực Âu - Mỹ nhưng vô cùng phổ biến tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư vòm họng tại nước ta là khoảng 12%, đứng hàng đầu trong số các bệnh ung thư vùng đầu cổ và đứng hàng thứ 5 trong danh mục các bệnh lý ung thư nói chung. Bệnh gây ra bởi virus gây u nhú ở người (Human Papilloma Virus - HPV), nên ung thư vòm họng có thể xảy ra ở mọi thời điểm và mọi đối tượng, nhưng phổ biến ở nhóm tuổi từ 30 - 50 với tỷ lệ mắc ở nam và nữ dao động khoảng 2/1 - 3/1.
Ung thư vòm họng biểu hiện thông qua các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của các tế bào ung thư xuất hiện bên trong vòm họng. Có thể nhận biết ung thư vòm họng thông qua các triệu chứng thường gặp sau:
Người bệnh ung thư vòm họng thường trải qua nhiều giai đoạn với các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, bệnh thường diễn biến qua 4 giai đoạn chính, bao gồm:
Tại Việt Nam, có đến 70% trường hợp mắc ung thư vòm họng được phát hiện ở giai đoạn cuối, khi các triệu chứng trở nên rõ rệt và có hiện tượng lan rộng, rất khó điều trị, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong rất cao. Do đó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu của bệnh rất quan trọng trong việc cải thiện tiên lượng ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị và khả năng cứu sống.
CÓ THỂ. Đối với các loại ung thư nói chung và ung thư vòm họng nói riêng, khả năng chữa được hay không được xác định thông qua tỷ lệ sống sót sau 5 năm. Tỷ lệ này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như giai đoạn điều trị, tình trạng di căn của khối u, thể trạng của người bệnh, khả năng tài chính theo đuổi liệu trình điều trị ung thư…
Ung thư vòm họng có thể chữa được nếu được phát hiện và điều trị đúng cách ở giai đoạn đầu với tỷ lệ sống sót sau 5 năm rất cao, bởi đây là giai đoạn các tế bào ung thư chưa phát triển, còn giới hạn trong vùng vòm họng, chưa lây lan nên tỷ lệ đáp ứng với các phương pháp điều trị cao.
Tuy nhiên, ở những giai đoạn bệnh muộn, tỷ lệ đáp ứng với các phương pháp điều trị hiện nay không cao, tỷ lệ cứu chữa không khả quan, tỷ lệ sống sót sau 5 năm rất thấp.
Khả năng sống sót của bệnh ung thư vòm họng phụ thuộc vào loại, vị trí ung thư vòm họng và giai đoạn phát triển của bệnh.
Theo TS.BS Kimberly Wooten - Trợ lý giáo sư ung thư, Trung tâm Ung thư Toàn diện Roswell Park, tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư vòm họng thành công nhất ở giai đoạn đầu. Ở giai đoạn sau, khi các khối u đã lan đến các hạch bạch huyết, tỷ lệ sống sót sau 5 năm mắc bệnh ung thư vòm họng chỉ khoảng 50%. Hoặc ở những giai đoạn muộn hơn, khi ung thư đã di căn đến những cơ quan xa của cơ thể như gan, phổi và xương, tỷ lệ sống sót sau 5 năm giảm xuống chỉ còn 30%. [1]
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ASCO), tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm mắc bệnh ung thư vòm họng ở Hoa Kỳ là 63%. Nếu ung thư chỉ xuất hiện ở vùng vòm họng, không di căn, tỷ lệ sống tương đối sau 5 năm có thể lên đến 82%. Nếu ung thư vòm họng đã tiến đến giai đoạn di căn đến các cơ quan, các mô lân cận hoặc lan đến các hạch bạch huyết, tỷ lệ sống tương đối sau 5 năm là 72%. Trong trường hợp tế bào ung thư di căn xa đến các bộ phận khác của cơ thể, tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm giảm xuống đáng kể, chỉ còn khoảng 49%. [2]
Tùy thuộc vào tình trạng ung thư, diễn biến sức khỏe, mức độ đáp ứng,… các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị ung thư vòm họng thông qua những phương pháp sau:
Đây là phương pháp điều trị chính cho bệnh ung thư vòm họng, thông qua việc sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển và phân chia của các tế bào ung thư. Các loại thuốc được sử dụng đưa vào cơ thể người bệnh trong quá trình hóa trị bao gồm gemcitabine, cisplatin, docetaxel, 5-fluorouracil, capecitabine, carboplatin, cisplatin, nedaplatin (Aqupla), carboplatin hoặc oxaliplatin (Eloxatin).
Có thể thực hiện quá trình hóa trị cho bệnh nhân ung thư vòm họng bằng cách đặt ống tiêm tĩnh mạch (IV) hoặc uống viên thuốc/viên nang hoặc tiêm vào cơ/dưới da/trực tiếp thuốc hóa trị vào khối u gây ung thư.
Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia năng lượng X hoặc các hạt năng lượng cao khác để tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư tại vòm họng. Hiện nay, có rất nhiều loại xạ trị khác nhau, các bác sĩ chuyên khoa có thể dựa vào tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân mà chỉ định các phương pháp phù hợp, bao gồm:
Phương pháp xạ trị thường được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng giai đoạn đầu (thường là giai đoạn 1). Và xạ trị thường được kết hợp với hóa trị để tăng cường hiệu quả điều trị đối với những trường hợp ung thư vòm họng nặng hơn (thường là giai đoạn 2), khi các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết. [3]
Phương pháp phẫu thuật cho ung thư vòm họng nhằm loại bỏ khối u và một số mô khỏe mạnh xung quanh để ngăn ngừa tế bào ung thư di căn, lây lan đến các cơ quan khác của cơ thể. Trong trường hợp phát hiện hoặc nghi ngờ các tế bào ung thư đã lan tỏa đến các hạch bạch huyết, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật cắt bỏ các hạch bạch huyết ở cổ. Đối với ung thư biểu mô không biệt hóa ở vòm họng, có thể cần thực hiện phẫu thuật vòm họng để loại bỏ khối u ung thư.
Phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân mắc ung thư vòm họng thường không phổ biến, không được ưu tiên áp dụng do khu vực này khó tiếp cận và nằm gần các dây thần kinh sọ và mạch máu.
Khi phương pháp hóa trị không đáp ứng, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thực hiện liệu pháp thuốc nhắm mục tiêu để tăng cường hiệu quả điều trị của phương pháp hóa trị.
Trong quá trình điều trị bệnh ung thư vòm họng, các bác sĩ chuyên khoa thường sử dụng các loại thuốc nhắm mục tiêu ít gây ra tác dụng phụ như Cetuximab (Erbitux) - một loại kháng thể đơn dòng nhân tạo có khả năng nhắm mục tiêu vào thụ thể yếu tố tăng sinh biểu bì, làm ức chế khả năng tăng sinh tế bào ác tính của các thụ thể này, hỗ trợ điều trị ung thư vòm họng rất hiệu quả.
Liệu pháp miễn dịch tận dụng khả năng tự vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại ung thư bằng cách cải thiện khả năng phản ứng của hệ miễn dịch, tăng cường năng lực chiến đấu chống lại các tế bào ung thư.
ASCO khuyến cáo, đối với bệnh nhân ung thư vòm họng tái phát và/hoặc di căn sau khi đã trải qua hóa trị, có thể sử dụng chất ức chế PD-1, bao gồm toripalimab (Tuoyi), camrelizumab (AiRuiKa), tislelizumab, pembrolizumab (Keytruda) và nivolumab (Opdivo).
Liệu pháp điều trị giảm nhẹ khi mắc bất kỳ loại ung thư nào nói chung được sử dụng khi các phương pháp điều trị trên không đáp ứng, giúp giảm triệu chứng và kiểm soát hiệu quả các cơn đau nhức khó chịu ở vùng hầu họng bị thương tổn do các tế bào ung thư gây ra, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cuối đời của người bệnh.
Liệu pháp điều trị giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư vòm họng có thể bao gồm xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học khoa học; hỗ trợ cân bằng cảm xúc, làm dịu tâm lý bệnh nhân và cố gắng sử dụng các loại thuốc giảm đau, giảm ngứa, hạ sốt,… để cải thiện cảm giác cảm nhận của người bệnh.
Trên thế giới có khoảng 20,4 triệu bệnh nhân ung thư cần được áp dụng liệu pháp điều trị giảm nhẹ mỗi năm. Trong đó, có khoảng 377/100.000 người lớn và 63/100.000 trẻ em. Tại Việt Nam, mỗi năm có ít nhất khoảng 15.000 trẻ em và 271.800 người lớn cần được điều trị giảm nhẹ ở giai đoạn cuối đời.
Ở giai đoạn này, khối u ung thư chưa phát triển mạnh, chưa lan rộng. Do đó, phương pháp điều trị phù hợp là liệu pháp xạ trị nhắm vào khối u để tiêu diệt tế bào ung thư.
Ở giai đoạn này, các bác sĩ chuyên khoa thường áp dụng phương pháp hóa trị với thuốc cisplatin hoặc kết hợp cùng với xạ trị để cải thiện hiệu quả kiểm soát tế bào ung thư vòm họng. Trong trường hợp phương pháp hóa xạ trị không đáp ứng, phát hiện vẫn còn tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết, các bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc áp dụng phương pháp phẫu thuật để tiến hành loại bỏ khối u và các hạch bạch huyết bị nhiễm tế bào ung thư.
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư lây lan mạnh vào các hạch bạch huyết và lan rộng sang các vùng lân cận hầu họng. Do đó, cần thực hiện phương pháp hóa trị cảm ứng với thuốc Gemcitabine kết hợp với cisplatin, hoặc Docetaxel kết hợp với cisplatin và 5-FU.
Trong trường hợp phương pháp hóa xạ trị không đáp ứng, phát hiện vẫn còn tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết, các bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc áp dụng phương pháp phẫu thuật để tiến hành loại bỏ khối u và các hạch bạch huyết bị nhiễm tế bào ung thư, tương tự như phương pháp điều trị ung thư vòm họng ở giai đoạn 2.
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận, cơ quan xa của cơ thể, rất khó điều trị hoặc có thể điều trị những hiệu quả không cao, tiên lượng kém.
Với tình trạng di căn xa ở giai đoạn này, có thể áp dụng phương pháp hóa trị để đưa thuốc cisplatin kết hợp cùng một số loại thuốc khác đi khắp cơ thể theo đường máu để cố gắng tiếp cận tới các tế bào ung thư đã di căn và tiêu diệt chúng.
Liệu pháp miễn dịch cũng có thể được áp dụng trong giai đoạn này để hỗ trợ tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch để chống lại sự tấn công của các tế bào ung thư. Liệu pháp miễn dịch có thể được thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp thực hiện cùng với phương pháp hóa trị để tăng cường hiệu quả điều trị ung thư vòm họng.
Nếu phương pháp hóa trị lần 1 không đáp ứng, dấu hiệu ung thư vẫn còn và không có dấu hiệu thuyên giảm, có thể thay đổi phác đồ và loại thuốc hóa trị hoặc kết hợp với liệu pháp thuốc nhắm trúng đích Cetuximab (Erbitux).
Điều trị ung thư vòm họng hay bất cứ loại bệnh lý ung thư nào cũng mất rất nhiều thời gian và trải qua rất nhiều liệu pháp điều trị xâm lấn khác nhau, do đó người chăm sóc bệnh nhân cần kiên trì, tận tâm và hiểu biết đúng về căn bệnh nhằm giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh lý và sớm phục hồi.
Hầu hết các phương pháp điều trị ung thư vòm họng đều là các phương pháp xâm lấn vùng đầu cổ nên thường để lại các tác dụng phụ nhất định như:
Xạ trị Hóa trị Liệu pháp miễn dịch Phẫu thuật Liệu pháp thuốc nhắm mục tiêu - Đỏ, đau, rát ở vùng niêm mạc hầu họng;- Khô miệng, khó nuốt;
- Thay đổi khẩu vị;
- Suy giảm thính lực;
- Mệt mỏi;
- Cản trở quá trình tiêu thụ thức ăn qua đường miệng, phải dùng ống dẫn thức ăn xuống thực quản cho đến khi vùng niêm mạc thương tổn do xạ trị lành lại.
- Mệt mỏi, khó chịu râm ran toàn thân;- Rụng tóc, rụng lông;
- Khô miệng, đau họng, buồn nôn, nôn mửa, thay đổi khẩu vị;
- Suy giảm thính lực;
- Tiêu chảy, táo bón.
- Gây ra các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, sốt cao, suy nhược, đau nhức cơ thể tương tự như mắc cúm;- Đỏ da, nhạy cảm đau, đau nhức cơ xương;
- Nhức đầu, tắc nghẽn xoang, hụt hơi, khó thở;
- Rối loạn nội tiết tố;
- Sưng phù các chi;
- Tiêu chảy.
- Phẫu thuật vùng đầu cổ thường gây ra những tổn thương bất lợi đến hệ thống thần kinh, có thể xuất hiện các khối hạch sưng to do tích tụ chất lỏng sau quá trình phẫu thuật.- Hậu phẫu thường để lại sẹo xấu trong vòm họng, gây nhạy cảm niêm mạc, thay đổi khẩu vị, ảnh hưởng thính giác,…
- Tăng huyết áp, sóc huyết áp;- Rối loạn đông máu;
- Khô rát da, có phát ban;
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, khó chịu;
- Tiêu chảy;
- Sụt giảm cân nặng.
CÓ! Ung thư vòm họng hoàn toàn có thể tái phát, thậm chí hầu hết trường hợp mắc ung thư vòm họng đều tái phát sau 2 - 5 năm, khoảng 15 - 58% bệnh nhân tái phát ung thư vòm họng sau điều trị. Vì HPV được xác định là nguyên chính gây ra bệnh ung thư vòm họng, trong khi đó, HPV không đào thải khỏi cơ thể sau điều trị mà vẫn có thể tồn tại trong cơ thể và luôn tiềm ẩn nguy cơ HPV tái tấn công vào tế bào, gây tăng sinh tế bào bất thường, dẫn đến ung thư vòm họng tái phát. [4]
Thông thường, những trường hợp ung thư vòm họng được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sau có tỷ lệ tái phát cao hơn. Điển hình, đối với ung thư thanh quản, nguy cơ tái phát sau 3 năm đầu điều trị là 5 - 12% đối với trường hợp bắt đầu điều trị ở giai đoạn 1; tỷ lệ tái phát là 30% đối với giai đoạn 2 và thậm chí tỷ lệ tái phát ung thư vòm họng sau 5 năm đầu tiên có thể lên đến 50% nếu bệnh nhân được chẩn đoán và bắt đầu điều trị ở giai đoạn muộn hơn.
Chi phí điều trị ung thư vòm họng phụ thuộc vào phương pháp điều trị, kỹ thuật xâm lấn, công nghệ điều trị và giai đoạn tiến triển của ung thư vào thời điểm chẩn đoán và điều trị nên rất khó xác định con số chính xác. Nhìn chung, các phương pháp điều trị ung thư vòm họng đều diễn ra trong một khoảng thời gian dài, lặp lại nhiều lần, thậm chí kết hợp nhiều phương pháp với nhau để tối ưu hóa hiệu quả điều trị cùng rất nhiều xét nghiệm, tầm soát liên quan được thực hiện để phục vụ cho quá trình điều trị ung thư nên đòi hỏi phải tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí.
Hiệu quả và thời gian điều trị phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật xâm lấn, công nghệ điều trị và khả năng làm chủ các máy móc thiết bị hiện đại của các chuyên gia y tế. Do đó, để tối ưu hóa hiệu quả, chi phí và thời gian điều trị bệnh ung thư vòm họng, cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín sở hữu hệ thống thiết bị, máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại với khả năng can thiệp sâu vào các tế bào ung thư và kiểm soát chúng một cách tối ưu.
Hiện nay, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là cơ sở y tế uy tín hàng đầu Việt Nam, cam kết thỏa mãn đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm, nhằm phục vụ cho quá trình điều trị ung thư vòm họng hiệu quả, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát và tác dụng phụ sau điều trị.
Bên cạnh đó, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn xây dựng quy trình thăm khám, tầm soát, chẩn đoán, điều trị và hồi phục sau điều trị ung thư bài bản, khoa học, theo phác đồ quốc tế, được kiểm soát nghiêm ngặt. Ngoài ra, Hệ thống bệnh viện còn sở hữu dịch vụ chăm sóc bệnh nhân đạt chuẩn cao cấp 5 sao, mang đến trải nghiệm khám chữa bệnh thoải mái, tiện lợi, cải thiện tình trạng sức khỏe và tinh thần người bệnh, hỗ trợ thúc đẩy hiệu quả điều trị ở mức tối ưu.
Để đặt lịch khám, tư vấn, tầm soát và điều trị ung thư vòm họng tại BVĐK Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ qua thông tin sau:
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
Thắc mắc “ung thư vòm họng có chữa được không?” được chuyên gia giải đáp là có thể chữa được ung thư vòm họng với tỷ lệ sống sót sau 5 năm cao nếu được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm, khi các tế bào ung thư chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết và di căn đến các cơ quan xa của cơ thể.
Do đó, kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm và tầm soát ung thư định kỳ hàng năm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện sớm dấu hiệu giai đoạn đầu của bệnh và đưa ra phương pháp điều trị khoa học kịp thời, nhằm tối ưu hóa hiệu quả và thời gian điều trị, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát và di chứng nghiêm trọng kéo dài sau điều trị.
Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/xa-tri-ung-thu-vom-hong-a34773.html