Nổi đẹn trong miệng là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra với bất kỳ ai. Cũng vì vậy mà không ít người xem nhẹ tình trạng này với suy nghĩ “cứ kệ rồi nó tự khỏi”. Vậy, nổi đẹn trong miệng là gì, có tự khỏi không hay cần điều trị? Mời bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung dưới đây.
Nổi đẹn trong miệng là cách gọi dân gian của nhiệt miệng (hay áp - tơ miệng). Tình trạng này được mô tả là những vết loét trợt có kích thước và độ sâu khác nhau xuất hiện trên niêm mạc trong khoang miệng. Những vị trí thường gặp gồm có: niêm mạc má, bờ trong môi, trên nướu, rìa lưỡi, mặt dưới lưỡi, sàn miệng và vòm họng.
Dựa vào kích thước mà đẹn miệng được chia làm 2 loại chính gồm:
Bên cạnh các vết lở loét trong miệng, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:
Thông thường, các triệu chứng do đẹn miệng có thể diễn tiến trong vòng 7 - 10 ngày. Sau đó, vết đẹn bắt đầu lành dần và khỏi hẳn sau 1 - 3 tuần. Những vết đẹn lớn có thể cần nhiều thời gian hơn để chữa lành hoàn toàn.
Hỏi đáp: Miệng có màng nhầy màu trắng là bị gì?
Theo quan niệm dân gian, đẹn miệng xảy ra là do cơ thể bị nóng trong. Trong Đông y, đẹn miệng là hoả độc, xuất hiện khi nhiệt độc ở tỳ - vị bốc lên trên miệng gây lở loét, nóng rát. Tình trạng này thường xảy ra khi thời tiết nóng hoặc khi nạp vào cơ thể quá nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng.
Ngày nay, Y học hiện đại nghiên cứu và phát hiện nhiệt miệng có thể được thúc đẩy bởi những yếu tố sau:
Niêm mạc miệng tổn thương: Có thể do thao tác đánh răng sai, dùng răng giả không phù hợp, thức ăn cứng,… Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây ra những vết lở loét.
Dị ứng với sodium lauryl sulfate: Hoạt chất này có trong một số loại kem đánh răng và nước súc miệng. Sodium lauryl sulfate có thể gây kích ứng niêm mạc miệng, dẫn đến tổn thương và gây ra các vết viêm, loét.
Lạm dụng thực phẩm tính acid: Bao gồm gia vị cay nóng, các loại trái cây có vị chua, thực phẩm lên men,… có thể kích thích niêm mạc miệng, tăng nguy cơ trào ngược thực phẩm khiến niêm mạc miệng tổn thương
Trào ngược dạ dày: Khiến acid dịch vị và vi khuẩn HP trong dạ dày bị đẩy lên, gây tổn thương niêm mạc miệng và hình thành nên các vết nhiệt miệng.
Thiếu vitamin: Thiếu hụt vitamin và chất khoáng như: vitamin B12, sắt, kẽm, acid folic,… làm giảm sức đề kháng, giảm quá trình phục hồi tổn thương. Điều này khiến các tổn thương nhỏ có thể tiến triển thành vết loét.
Rối loạn nội tiết tố: Có thể làm giảm tưới máu niêm mạc, thay đổi sự phát triển của hệ khuẩn trong khoang miệng, từ đó tạo điều kiện cho nhiệt miệng phát triển.
Tác dụng phụ của thuốc: Thường gặp như: NSAIDs, thuốc ức chế miễn dịch, hoá trị, nicotin, thuốc kháng sinh, thuốc cao huyết áp,… có thể gây tác dụng phụ là nhiệt miệng.
Đa số trường hợp đẹn miệng đều có thể tự khỏi sau khoảng 1 - 3 tuần và không để lại seo. Tuy nhiên, những vết đẹn lớn, gây đau rát nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Để cải thiện, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Nổi đẹn miệng bản chất là phản ứng viêm xảy ra trên niêm mạc miệng. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc sau:
Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong trường hợp vết loét bội nhiễm. Các hoạt chất thường dùng gồm: sulfamethoxazole và trimethoprim.
Thuốc kháng nấm: Được chỉ định khi nhiệt miệng do nấm gây ra. Thuốc có thể dùng gồm: nystatin, itraconazole, fluconazole,…
Thuốc chống viêm: Có tác dụng giảm sưng đau và ngăn vết loét mở rộng. Nhóm thuốc được sử dụng thường là corticoid và Colchicine.
Thuốc giảm triệu chứng: Thường là thuốc tê, giúp giảm đau rát và bảo vệ vết loét. Các hoạt chất thường gặp như: nitrate bạc, acid hyaluronique, sachole - gel, amlexanox, triamcinolone acetonide và lidocaine.
Vitamin và chất khoáng: Sử dụng khi người bệnh được xác định là thiếu hụt vi chất. Tuỳ vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định bổ sung sắt, kẽm và các loại vitamin tương ứng.
Dùng thuốc điều trị nhiệt miệng không đúng cách làm tăng nguy cơ kháng thuốc và dễ gây tác dụng phụ cho cơ thể. Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng thuốc sau khi thăm khám và có chỉ định của bác sĩ.
Hỏi đáp: Bị nhiệt miệng, loét miệng khi chỉnh nha phải làm sao?
Các bài thuốc Đông y có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp giải tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả. Một vài bài thuốc được sử dụng phổ biến như:
Bài thuốc 1: Dùng 30g thạch cao, 20g sinh kỳ, 20g huyền sâm, 15g sinh địa, 15g ngưu tất và 10g tri mẫu sắc nước uống 2 lần/ ngày vào sáng và tối.
Bài thuốc 2: Dùng 20g rau má, 20g cỏ mực, 20g đinh lăng, 20g bồ công anh, 20g sài đất, 16g cam thảo đất, 16g mướp đắng, 16g tang diệp, 12g hoàng cầm, 12g liên kiều, 12g chi tử, 12g đương quy, 12g thục địa sắc uống 3 lần/ ngày.
Bài thuốc 3: Dùng 20g cỏ mực, 16g mạch môn, 16g lá tre, 16g lá tía tô, 16g bạch mao căn, 16g cát căn,12g liên kiều, 12g sinh địa, 12g sa sâm, 12g ngưu tất, 12g mẫu lệ, 10g huyền sâm, 10g tri mẫu, 10g hoàng bá, 10g trần bì, 2g ngân hoa sắc uống uống 3 lần/ngày.
Lưu ý: Trước khi sử dụng các bài thuốc này, người bệnh cần được thăm khám, bắt mạch để xác định bệnh trạng để gia giảm, điều chỉnh các thành phần phù hợp với tình trạng của mình. Tránh tự ý dùng thuốc khi chưa có kê đơn của bác sĩ.
Với những vết nhiệt miệng nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một vài mẹo sau để giảm cảm giác khó chịu và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương:
Mật ong: Bạn chỉ cần trộn mật ong với bột nghệ và thoa trực tiếp lên vết nhiệt miệng 2 - 3 lần/ ngày. Hoặc bạn cũng có thể pha mật ong cùng nước ấm và uống thật chậm để tạo ra tác dụng tại chỗ trên niêm mạc miệng.
Cỏ mực: Dùng lá cỏ mực rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt đem trộn cùng mật ong với tỷ lệ 1:1. Sau đó, dùng tăm bông chấm hỗn hợp bôi lên vết nhiệt miệng khoảng 2 - 3 lần/ ngày.
Dầu dừa: Bạn chỉ cần lấy dầu dừa nguyên chất thoa trực tiếp lên miệng vết loét 2 - 3 lần/ ngày để tạo màng phủ. Ngoài ra, acid lauric trong dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt.
Trà hoa cúc: Bạn có thể dùng trà hoa cúc ấm súc miệng 3 - 4 lần/ ngày. Hoạt chất levomenol và azulene - 2 trong trà hoa cúc giúp chống viêm, kháng khuẩn và làm dịu vết loét hiệu quả.
Bã chè: Bạn chỉ cần dùng bã chè khô đắp trực tiếp lên vết loét trong miệng. Thành phần tanin trong lá chè giúp làm se vết thương nhanh hơn, giảm sưng tấy và ngăn bội nhiễm.
Hiệu quả điều trị và tốc độ phục hồi của các vết loét trong miệng phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây nếu bị nổi đẹn trong miệng:
Hầu hết trường hợp nổi đẹn trong miệng đều có thể tự theo dõi ở nhà hoặc điều trị ngoại trú dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Trong một số trường hợp, bạn cần tái khám sớm hoặc thông báo cho bác sĩ nếu: vết loét kéo dài trên 2 tuần, màu sắc - kết cấu không đồng đều, có xu hướng gia tăng kích thước hoặc tái phát nhiều lần ở cùng một vị trí.
Trên đây là một số thông tin tổng quan về tình trạng nổi đẹn trong miệng. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề của mình và lựa chọn được giải pháp phù hợp. Nếu cần hỗ trợ tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline: 0931 186 3366 để gặp trực tiếp chuyên gia.
Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/noi-cuc-den-trong-mieng-a34799.html