Huyết áp tâm trương cao có nguy hiểm không, làm sao để kiểm soát?

Huyết áp tâm trương cao là gì?

Chỉ số huyết áp được tính bằng đơn vị milimet thủy ngân (mmHg) thông qua 2 số đo là:

huyết áp tâm trươngChỉ số huyết áp bao gồm huyết tâm thu (HATT) và huyết áp tâm trương (HATr)

Chỉ số huyết áp sẽ cho biết số huyết áp tâm thu trước và số huyết tâm trương ở phía sau. Bác sĩ sẽ xem xét cả 2 số này để đánh giá tình trạng huyết áp. Chỉ số huyết áp bình thường ở hầu hết người lớn là dưới 120/80 mmHg. Tăng huyết áp hay cao huyết áp là khi huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg.

Huyết áp tâm trương cao hoặc tăng huyết áp tâm trương đơn độc là khi huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg, trong khi huyết áp tâm thu vẫn ở mức bình thường và thường xảy ra ở người trung niên. Nếu huyết áp tâm trương cao, mạch máu sẽ trở nên đàn hồi kém, cùng lại và xơ vữa theo thời gian. Trong trường hợp huyết áp tâm trương trong khoảng 80 - 89 mmHg thì cần đặc biệt chú ý vì đã có tiền tăng huyết áp.

Nguyên nhân nào làm cho huyết áp tâm trương cao?

Huyết áp tâm trương cao vì sao là mối quan tâm của không ít người. Đa phần những người có tăng huyết áp tâm trương đơn độc không xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh, còn được gọi tên là tăng huyết áp nguyên phát. Một số ít trường hợp, nguyên nhân làm cho huyết áp tâm trương cao là thứ phát của một rối loạn nào đó như bệnh thân, bệnh lý tuyến giáp hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

nguyên nhân huyết áp tâm trương caoPhần lớn các trường hợp người bệnh chưa xác định được nguyên nhân huyết áp tâm trương cao

Cụ thể, một số yếu tố được xem là có nguy cơ dẫn đến huyết áp tâm trương cao gồm:

Những triệu chứng tiêu biểu của tăng huyết áp tâm trương

Bệnh tăng huyết áp thường tiến triển âm thầm, nhiều trường hợp không có bất kỳ dấu hiệu nào và chỉ phát hiện khi đã xảy ra các biến chứng như suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ nên được ví như là “Kẻ sát nhân thầm lặng”.

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo rất có thể bạn đang bị huyết áp tâm trương cao:

Có những dấu hiệu nêu trên vẫn chưa thể chắc chắn được là bạn bị tăng huyết áp tâm trương. Liên hệ ngay đến Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám cùng chuyên gia tại BVĐK Phương Đông để có được câu trả lời chuẩn xác.

Huyết áp tâm trương cao có nguy hiểm không?

Huyết áp tâm trương có nguy hiểm không là mối quan tâm được nhiều người không may mắc phải bệnh này cũng như người thân của họ rất quan tâm. Thì câu trả lời là “”, tình trạng này có thể làm tăng biến chứng tiêm mạch nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Huyết áp tâm trương cao có thể dẫn đến những biến chứng tim mạch nguy hiểmHuyết áp tâm trương cao có thể dẫn đến những biến chứng tim mạch nguy hiểm

Kết quả của một nghiên cứu đăng trên tờ tạp chí chuyên ngành tăng huyết áp (Journal of Hypertension) lưu ý rằng, những người cao tuổi có tăng huyết áp tâm trương đơn độc có nguy cơ gặp phải biến chứng tim mạch cao gấp đôi so với những người lớn khác có huyết áp bình thường, cụ thể như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tử vong do tim.

Huyết áp tâm trương cao có chữa khỏi được không?

Không ít người lầm tưởng rằng bệnh tăng huyết áp có thể chữa khỏi được, trên thực tế, không có cách chữa trị triệt để bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, đối với bệnh tăng huyết áp tâm trương thì người bệnh có thể kiểm soát tốt bằng cách thay đổi lối sống, cùng với sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Duy trì một lối sống lành mạnh là cách điều trị huyết áp tâm trương cao bắt buộc dù người bệnh có điều trị sử dụng thuốc hay không để kiểm soát tốt huyết áp và hạn chế các biến chứng có thể gặp phải. Theo đó, người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, ít muối, thường xuyên vận động, luyện tập thể dụng, duy trì cân nặng vừa phải, hạn chế uống rượu, bỏ thuốc lá, quản lý căng thẳng…

Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân cùng các bệnh kèm theo, các yếu tố nguy cơ và tác dụng phụ của thuốc mà bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn thuốc phù hợp. Trong đó, một số nhóm thuốc thường được sử dụng để hạ huyết áp gồm: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn bêta giao cảm, thuốc chẹn alpha giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển, thuốc đối kháng với thụ thể AT1 của Angiotensin II… Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hoặc chuyển sang các loại khác khi không có chỉ định của bác sĩ.

Một số cách phòng ngừa tăng huyết áp tâm trương

Đo huyết áp là cách duy nhất giúp phát hiện bệnh tăng huyết áp tâm trương. Vì thế, mọi người nên tự kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà và khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp để có hướng can thiệp kịp thời.

phòng ngừa tăng huyết áp tâm trươngXây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên tự đo huyết áp tại nhà sẽ phòng ngừa và kiểm soát tốt huyết áp tâm trương

Bên cạnh đó, để phòng ngừa huyết áp tâm trương cao và có một sức khỏe tốt thì mỗi người chúng ta nên:

Bệnh tăng huyết áp nói chung và bệnh tăng huyết áp tâm trương đơn độc nói riêng đều cần được khám sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị đúng cách để có thể sống lâu, sống khỏe. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của tăng huyết áp bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được khám, chẩn đoán, tư vấn điều trị.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn cho các gói khám sức khỏe giúp kiểm tra, chẩn đoán sớm bệnh tăng huyết áp cùng đội ngũ bác sĩ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trang thiết bị y tế hiện đại bậc nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết về gói khám hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng bấm máy đến Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ.

Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/tang-huyet-ap-tam-truong-don-doc-a34898.html