Ngành Xét nghiệm Y học học bao nhiêu năm? Thắc mắc này được nhiều thí sinh quan tâm đến khi có ý định đăng ký theo học. Thông tin bài viết dưới đây Ban tư vấn tuyển sinh sẽ giải đáp cụ thể cho thí sinh được hiểu rõ.
Bác sĩ và kỹ thuật viên là 2 nghề trong xét nghiệm y khoa.
Bác sĩ xét nghiệm là người sẽ trực tiếp đọc kết quả xét nghiệm và đưa ra kết luận. Qua kết luận đó, bác sĩ lâm sàng sẽ đưa ra chẩn đoán và điều trị.
Kỹ thuật viên là người có nhiệm vụ nhận mẫu xét nghiệm, xử lý mẫu và tiến hành chạy máy xét nghiệm. Bác sĩ sẽ đọc kết quả xét nghiệm sau khi kỹ thuật viên có mẫu.
Có thể thấy, nhiệm vụ và chức năng của bác sĩ và kỹ thuật viên là khác nhau nên thời gian đào tạo cũng sẽ khác.
Hình thức xét tuyển trong những năm trở lại đây có sự thay đổi, một số trường như: Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn,... tuyển sinh theo hình thức xét tuyển bằng tốt nghiệp THPT/ bổ túc THPT. Thời gian đào tạo trong 3 năm, sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ được cấp bằng Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học hệ chính quy. Tấm bằng sẽ có giá trị trên khắp cả nước, các bạn có thể xin việc tại các bệnh viện/ Trung tâm Y tế hay các phòng khám đa khoa,...
Mỗi một ngành nghề đòi hỏi những kỹ năng riêng để đáp ứng được những yêu cầu công việc đặt ra. Vì vậy, đối với sinh viên theo học ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học cũng cần phải cố gắng học tập và trau dồi thêm những kỹ năng trong ngành nghề, nhằm sau khi tốt nghiệp tự tin khi đảm nhiệm những công việc được giao.
Đối với ngành Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học khi theo học ngành nghề này thí sinh cần phải rèn luyện những kiến thức và kỹ năng, bao gồm:
Để trở thành một Kỹ thuật viên Xét nghiệm Y học giỏi trong tương lai, sinh viên khi đang còn ngồi trên ghế giảng đường cần phải tích lũy được những kiến thức cơ bản, kiến thức khoa học cơ sở, kiến thức khoa học chuyên môn nhằm giải quyết được những vấn đề trong công việc, có ý tưởng sáng tạo và sử dụng; bảo dưỡng được những thiết bị nhằm phục vụ trong công việc tại bệnh viện, Trung tâm Y tế hay các phòng khám tư,...
Bạn đang công tác trong bất kỳ ngành nghề nào cũng cần phải có thái độ tận tụy trong ngành nghề, hết lòng phục vụ người bệnh. Đặc biệt, khi đang làm việc trong ngành Xét nghiệm Y học hay trong hệ thống ngành Y tế các bạn cần phải thể hiện được sự quan tâm đối với bệnh nhân, hết lòng phục vụ. Đồng thời, cần phải tôn trọng đồng nghiệp, cùng hợp tác để hỗ trợ tối đa trong công việc.
Ngoài ra, cần phải rèn luyện thêm về đức tính trung thực, khách quan và có tinh thần nghiên cứu khoa học, không ngừng cố gắng học tập để tích lũy những kiến thức, kỹ năng trong ngành nghề.
Bên cạnh đó, các Kỹ thuật viên cần phải thực hiện thành thạo những kỹ năng thực hiện thao tác trong ngành nghề. Cần phải có thêm khả năng áp dụng những thành tựu Khoa học - Kỹ thuật vào trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh cho từng bệnh nhân.
Kỹ thuật viên Xét nghiệm Y học còn thực hiện những công việc kiểm tra và giám sát những quy chế vô khuẩn, sinh phẩm chuyên dụng và vấn đề an toàn vệ sinh trong phòng làm xét nghiệm, trực tiếp tham gia chỉ đạo tuyến và phòng chống dịch bệnh,...
Tổng hợp những thông tin cung cấp trên nhằm giải đáp thắc mắc ngành Xét nghiệm Y học học bao nhiêu năm cho thí sinh được hiểu rõ. Những thí sinh có mong muốn theo học ngành nghề này cần nắm rõ về thời gian xét tuyển và nộp hồ sơ để gửi về trường đào tạo.
Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/bac-si-xet-nghiem-hoc-bao-nhieu-nam-a36488.html