Liệu “Học Tài chính có khó không? và ngành Tài chính sẽ học những môn gì?” để giải đáp thắc mắc đó các bạn hãy cùng Đại học FPT tìm hiểu nhé!
Tài chính là ngành nghề đang hot nên nhiều bạn trẻ không khỏi băn khoăn liệu “học Tài chính có khó không” và lo ngại bản thân có đủ năng lực để theo ngành hay không. Học ngành Tài chính có khó không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố và cũng liên quan đến tố chất của mỗi người. Đây là ngành học này có liên quan rất nhiều đến phép tính và số liệu, nên sẽ đòi hỏi bạn cần giỏi toán. Cộng thêm trí nhớ tốt và tư duy linh hoạt, nhạy bén sẽ giúp bạn đánh giá, phân tích, giải quyết các vấn đề về quản lý và đầu tư một cách tốt hơn.
>> Xem thêm: Ngành Tài chính quốc tế: Tổng quan A-Z
Sinh viên ngành Tài chính sẽ được cung cấp kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa; Nắm bắt kiến thức vững chắc về thực hành các nghiệp vụ tài chính thương mại hiện đại; có chuyên môn sâu về phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính. Bên cạnh đó, người học còn được rèn luyện về bản lĩnh và khả năng tự nghiên cứu khi gặp vấn đề mới, đối đầu và ứng biến nhạy bén khi có rủi ro phát sinh liên quan đến tài chính, tiền tệ. Theo học ngành Tài chính, sinh viên được trang bị các môn học từ nền tảng cơ bản đến chuyên sâu về ngành như: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Nhập môn quản lý, Nguyên lý kế toán, Tài chính doanh nghiệp, Quản trị nhân sự, Kinh tế tiền tệ, Thị trường tài chính và các định chế tài chính, Phân tích báo cáo tài chính, Thống kê ứng dụng trong kinh doanh,... Theo học ngành Tài chính sinh viên được trang bị các kỹ năng mềm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công việc như kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, tư duy phản biện, kỹ năng phân tích, làm việc theo nhóm…Bên cạnh đó còn chú trọng đến việc đào tạo tiếng Anh, thực tập nghề tại các ngân hàng, tổ chức tài chính uy tín nhằm đảm bảo cho sinh viên có cơ hội để phát triển toàn diện, trở thành cá thể nổi trội khi hòa nhập vào môi trường làm việc.
>> Xem thêm: Tài chính doanh nghiệp là gì? Chức năng và vai trò
Tài chính là một trong những ngành nghề có nhu cầu rất lớn về lao động trong mọi nền kinh tế và ngày càng được các bạn học sinh lựa chọn bởi tính chất đa dạng của công việc và nguồn thu nhập cao. Một số vị trí công việc phổ biến bạn có thể tham khảo như:
Là người làm việc cho một tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty tài chính hoặc nhà đầu tư. Bạn có thể tham gia vào các hoạt động như cho vay, tiền gửi, thanh toán, quản lý rủi ro, phân tích tài chính hoặc tư vấn cho khách hàng.
Để trở thành một nhân viên ngân hàng, bạn phải có sự hiểu biết vững chắc về các nguyên tắc và quy trình tài chính, kỹ năng giao tiếp và thuyết phục, làm việc nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Là người nghiên cứu và phân tích các cơ hội đầu tư trên thị trường từ cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hàng hóa đến các công cụ phái sinh. Bạn có thể làm việc cho các tổ chức tài chính như quỹ phòng hộ, công ty đầu tư và công ty quản lý tài sản.
Để thành một chuyên gia đầu tư, bạn cần có kiến thức sâu rộng về thị trường tài chính, kỹ năng phân tích và dự báo dữ liệu, cũng như khả năng làm việc dưới áp lực và quản lý rủi ro.
Là người phát triển và bán các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp. Bạn có thể làm việc cho một công ty bảo hiểm hoặc một cơ quan bảo hiểm độc lập. Công việc cụ thể có thể gồm tham gia vào các hoạt động như ấn định phí bảo hiểm, tính toán yêu cầu bảo hiểm, xử lý yêu cầu bảo hiểm hoặc tư vấn cho khách hàng về các lựa chọn bảo hiểm phù hợp.
Để trở thành một chuyên gia bảo hiểm, bạn cần có kiến thức về các nguyên lý và sản phẩm bảo hiểm, kỹ năng tính toán và đánh giá rủi ro cũng như khả năng giao tiếp và đàm phán với khách hàng.
Xem thêm: Muốn làm ngân hàng học ngành gì?
Thực tế, không có một vị trí việc làm, chức danh nào là tài chính doanh nghiệp cả. Học ngành này, bạn sẽ có cơ hội việc làm ở nhiều vai trò khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao, từ nhân viên, chuyên viên thông thường tới quản lý, giám sát. Do đó, khi nói đến lương của ngành tài chính, chúng ta cần tìm hiểu và đánh giá theo từng vị trí. Chuyên viên tài chính: Lương trung bình 15 triệu/tháng, thường dao động trong khoảng 12 - 18 triệu và cao nhất là khoảng 30 triệu/tháng. Chuyên viên tư vấn tài chính: Một vị trí phổ biến khác cho các bạn có bằng tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp là trở thành chuyên viên tư vấn tài chính. Lương ngành tài chính doanh nghiệp trong vai trò này sẽ là 11 triệu/tháng (trung bình), dao động từ 8 - 15 triệu, cao nhất 25 triệu/tháng. Chuyên viên phân tích tài chính: Vị trí này được trả lương trung bình là 16,5 triệu/tháng, dao động từ 13 - 20 triệu, cao nhất 35 triệu/tháng. Kế toán: Lương trung bình 8,7 triệu/tháng, thường trong khoảng 7 - 10 triệu tùy vào kinh nghiệm và cao nhất 25 triệu/tháng. Chuyên viên dự toán: Lương trung bình 14 triệu/tháng, phổ biến trong khoảng 10 - 17 triệu/tháng, cao nhất 45 triệu/tháng. Nhân viên/Chuyên viên kinh doanh: Bạn sẽ nhận trung bình 11 triệu/tháng, khởi điểm từ khoảng 6 - 8 triệu và cao nhất 45 triệu/tháng. Nhân viên kinh doanh dự án: Trung bình 10 triệu/tháng, cao nhất 35 triệu/tháng. Quản lý dự án: Vai trò này được trả lương trung bình 22 triệu/tháng, phổ biến trong khoảng 16 - 28 triệu/tháng, cao nhất 60 triệu/tháng. Giám đốc tài chính: Đây là vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, tập đoàn lớn, thường yêu cầu ít nhất 5 - 7 năm kinh nghiệm trở lên. Bạn sẽ nhận mức lương trung bình 38 triệu/tháng, cao nhất 112,5 triệu/tháng.
Với chương trình đào tạo quốc tế sinh viên trường Đại học FPT Cần Thơ sẽ được đi qua 4 giai đoạn: Giai đoạn 01: Hội nhập (6 tháng - 1 năm) Ở giai đoạn này sinh viên sẽ được làm quen với giáo trình hoàn toàn bằng tiếng Anh, bản quyền quốc tế, được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ. Với lớp tiếng anh nền tảng từ Top Notch 1 đến Summit 2 với trình độ tương đương IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80. Nhờ đó sinh viên có thể tự tin đọc hiểu giáo trình, học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh, giao tiếp thông thạo với giảng viên và sinh viên quốc tế. Giai đoạn 02: Kiến thức cơ sở (5 học kỳ) Tại đây sinh viên sẽ trải qua 5 học kỳ học chuyên về ngành Tài chính giúp sinh viên được trang bị thêm kiến thức về thị trường và tổ chức tài chính, bao gồm các chủ đề như Nợ, vốn chủ sở hữu, thị trường phái sinh, kiến thức tài chính nói chung và tài chính doanh nghiệp nói riêng vào các bài tập mô hình tài chính khác nhau để giúp sinh viên có thể áp dụng. Giai đoạn 03: Thực tập thực tế (4 - 8 tháng) Sau khi đã được học về kiến thức và kỹ năng về Tài chính sinh viên trường Đại học FPT sẽ trải qua kì thực tập kéo dài từ 4 - 8 tháng tại các công ty thành viên thuộc tập đoàn FPT hoặc hơn 300 doanh nghiệp là đối tác của tập đoàn FPT trên toàn thế giới. Sinh viên sẽ được trải nghiệm làm việc thực sự và được học thêm các kiến thức phân tích kinh doanh bên ngoài, chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tiếp thị, quản lý tài sản và quản lý nhân sự. Giai đoạn 04: Chuyên ngành hẹp & Đồ án tốt nghiệp (3 học kỳ) Kết thúc giai đoạn thực tập sinh viên đã có kinh nghiệm thực tế về ngành Tài chính và bắt đầu lựa chọn các môn chuyên ngành hẹp phù hợp để trang bị thêm các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về hai lĩnh vực: Tài chính đầu tư và tài chính doanh nghiệp để sinh viên có nền tảng lý luận và kiến thức về phân tích và thẩm định dự án đầu tư dưới góc độ của doanh nghiệp cũng như quản lý nhà nước; nắm rõ phương pháp phân tích và thẩm định dự án trên mọi phương diện mà dự án có thể tạo ra ảnh hưởng và ngược lại. Vận dụng được các phương pháp này vào phân tích và thẩm định một dự án thực tế. Từ đó áp dụng đồ án hay những án kế hoạch kinh doanh của riêng mình.
Tìm hiểu ngay về chuyên ngành Tài chính tại đây hoặc inbox cho Fanpage Đại học FPT Cần Thơ!
Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/nganh-tai-chinh-hoc-nhung-mon-gi-a37268.html