Phân biệt Thiết kế đa phương tiện và Thiết kế đồ họa

Để phân biệt Thiết kế Đa phương tiện và Thiết kế đồ họa, đầu tiên chúng ta nên hiểu đúng định nghĩa của chúng: Thiết kế đồ họa là gì? Thiết kế đa phương tiện là gì? Học xong sẽ làm nghề gì?

Nếu như thiết kế đồ hoạ là “tĩnh”, trên mặt phẳng 2D, thì thiết kế đa phương tiện là “động” (hình ảnh động, âm thanh, hoạt hình, đồ họa động), kết hợp nhiều môi trường thể hiện và truyền thông khác nhau (hoạt hình 3D, phim, video âm nhạc, game) và thường được cảm nhận trọn vẹn trên các thiết bị đầu cuối (màn hình máy tính, TV, thiết bị cầm tay, rạp chiếu phim, thậm chí là một buổi trình diễn thực tế trên sân khấu hoặc ngoài trời). Cùng trường Đại học Quốc tế Bắc Hà tìm các điểm khác nhau giữa Thiết kế đa phương tiện và Thiết kế đồ họa nhé!

Phân biệt Thiết kế Đa phương tiện và Thiết kế Đồ họa
Phân biệt Thiết kế Đa phương tiện và Thiết kế Đồ họa

Phân biệt khái niệm Thiết kế Đa phương tiện và Thiết kế đồ họa

Thiết kế đồ hoạ là gói gọn trong các kỹ thuật dựng hình 2D như việc sử dụng các phần mềm xử lý ảnh, vẽ vector, dàn trang, dựa trên nền tảng mỹ thuật của người làm thiết kế và nhu cầu cụ thể của khách hàng, để tạo ra các files kỹ thuật số, dùng để in trên các bề mặt phẳng như sách, báo, tạp chí, các chất liệu ngoài trời (biển quảng cáo, trên xe buýt, sân vận động, hay in trên các sản phẩm gia dụng như bàn, ghế, nhãn hàng, bao bì sản phẩm, hay thời trang như áo thun, túi xách…

Multimedia Design (Thiết kế Đa phương tiện) là lĩnh vực bao trùm, rộng hơn, bao gồm cả các môn học, công cụ của thiết kế đồ hoạ, mô phỏng chuyển động (animation), kỹ xảo phim, lồng ghép các ấn phẩm truyền thông - âm thanh. Cụ thể, các sản phẩm quảng cáo, truyền thông, giải trí kỹ thuật số còn được làm bằng những phần mềm chuyên biệt khác (dựng phim, làm kỹ xảo, thiết kế website tương tác, xử lý âm thanh, làm trò chơi Games, diễn hoạ nội thất, làm hoạt hình 3D…), thể hiện qua các định dạng khác như đồ hoạ động, video, âm thanh, text, hoạt hình, có thể là tích hợp 2 hay nhiều định dạng này với nhau, có tính tương tác cao, để phát và truyển tải đến người dùng qua các kênh như internet, truyền hình, hiển thị trên các thiết bị đầu cuối như TV, máy tính, thiết bị cầm tay, smartphone, màn chiếu, ….

Như vậy, thiết kế đồ họa thực ra là nền tảng của thiết kế đa phương tiện. Khi bắt đầu học thiết kế, thiết kế đồ họa sẽ là bước khởi đầu lý tưởng, sau một thời gian học chuyên sâu lên mọi lĩnh vực, bao trùm nhiều phương tiện truyền thông thì bạn cần học thiết kế đa phương tiện.

Học Thiết kế Đồ họa và Thiết kế Đa phương tiện là học những gì?

Để học Thiết kế Đồ họa, trước tiên bạn phải bắt đầu từ những lý thuyết căn bản về thiết kế, luyện các kỹ năng cơ bản về vẽ tay, nắm được các chất liệu cơ bản về thiết kế: điểm, nét, hình, khoảng trắng, màu sắc, vật liệu… , hiểu được thế nào là một thiết kế đẹp, các nguyên tắc thiết kế đồ họa, kiến thức về thị giác, hình ảnh và các kỹ thuật liên quan đến hình ảnh, nghệ thuật chữ (Typography) và ứng dụng nghệ thuật chữ…

Ngành Thiết kế đồ họa
Ngành Thiết kế đồ họa

Tiếp theo bạn sẽ cần học cách thức tạo ra các yếu tố thiết kế, tác phẩm thiết kế, cách sử dụng các phần mềm chuyên dụng Illustrator, Photoshop, InDesign… Quan trọng nhất là vận dụng tất cả các kiến thức đó để tạo ra sản phẩm đẹp mắt, đúng ý tưởng, đúng mục đích, phục vụ cho bản thân và cho khách hàng.

Ngành Đồ họa Đa phương tiện
Ngành Đồ họa Đa phương tiện

Một cách khái quát, Thiết kế đồ hoạ (Graphic Design) là nền tảng, bước khởi đầu của Thiết kế Đa phương tiện (Multimedia Design). Nếu như Thiết kế đồ hoạ là tĩnh, trên mặt phẳng 2D, thì MTĐPT là động (hình ảnh động, âm thanh, hoạt hình, đồ hoạ động), kết hợp nhiều môi trường thể hiện và truyền thông khác nhau (Hoạt hình 3D, phim, Video âm nhạc, Games và thường được cảm nhận trọn vẹn trên các thiết bị đầu cuối (màn hình máy tính, TV, thiết bị cầm tay, rạp chiếu phim, thậm chí là một buổi trình diễn thực tế trên sân khấu hoặc ngoài trời).

Học Thiết kế Đa phương ở đâu?

Các bạn học sinh muốn theo đuổi ngành Thiết kế đa phương tiện có thể tham khảo ngành Công nghệ thông tin tại trường Đại học Quốc tế Bắc Hà với chuyên ngành Đồ họa Đa truyền thông.

Học Đồ họa Đa phương tiện tại Đại học Quốc tế Bắc Hà, sinh viên được học thế nào là một website, quảng cáo, phim hoạt hình tốt, cách xây dựng web tương tác, viết kịch bản phim, vẽ storybroad, quay phim, dựng phim và làm kỹ xảo, xử lý âm thanh, dựng mô hình 3D và làm chuyển động…

Sinh viên sẽ được tiếp xúc với các phần mềm Javascript, Adobe Flash & Actionscript, Adobe Dreamweaver, Adobe Premiere, Adobe After Effects, Adobe Audition, 3DsMax, 3D Maya, Zbrush… Thế giới Multimedia Design rộng lớn và luôn thay đổi, do vậy bạn cần học hỏi rất nhiều và cập nhật thường xuyên.

Tốt nghiệp chương trình học Thiết kế Đồ họa, bạn có thể làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, nhận diện thương hiệu, in ấn, dàn trang sách báo, Xử lý ảnh với các chức danh: Kỹ thuật viên Thiết kế Đồ họa (Graphic Designer), họa sĩ minh họa (Illustrator), Kỹ thuật viên xử lý ảnh (Photo Editor), họa sĩ trình bày (Layout Artists), thiết kế quảng cáo, thiết kế logo…

Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/thiet-ke-da-phuong-tien-a37322.html