Theo Quyết định 1981/QĐ-TTg, hệ thống giáo dục Việt Nam có 8 cấp, từ giáo dục Mầm non đến tầng đào tạo cao nhất là Tiến sĩ. Ở mỗi một cấp học, bạn sẽ phải tuân theo những quy định và các điều kiện khác nhau trong quá trình học. Khi hoàn thành xong một cấp, bạn sẽ được học lên cao hơn, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi bạn chạm đến bậc cao nhất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết 8 khung trình độ này ở bài viết bên dưới.
Giáo dục mầm non gồm:
- Giáo dục nhà trẻ: từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi
- Giáo dục mẫu giáo: từ 3 - 6 tuổi.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.
Đây là giai đoạn quan trọng quyết định việc hình thành và phát triển tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất của các bạn nhỏ. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học cao hơn.
Được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến hết lớp 9. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục THCS có thể học tiếp lên THPT hoặc theo học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.
Giáo dục THPTTiếp nhận học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục THCS. Được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến hết lớp 12. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có thể học lên đại học hoặc theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.Giáo dục chuyên biệt- THPT chuyên, năng khiếu: là nơi chú trọng phát triển năng khiếu của học sinh để bồi dưỡng thành nhân tài, bao gồm các trường chuyên trực thuộc các trường đại học và các trường chuyên của tỉnh
- Trung tâm giáo dục thường xuyên: mỗi tỉnh đều có ít nhất 1 trung tâm GDTX là nơi phổ cập giáo dục cho tất cả các lứa tuổi kết hợp với dạy nghề.
- Trường phổ thông dân tộc nội trú: dành cho con em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo nguồn cán bộ cho các địa phương này.
- Trường giáo dưỡng: là nơi giáo dục đặc biệt cho các thanh thiếu niên phạm tội do Bộ LĐTB&XH quản lý
Giáo dục nghề nghiệp hay dạy nghề là hình thức đào tạo nhằm chuẩn bị cho mọi người các kỹ năng, kiến thức để làm được các công việc đòi hỏi trình độ không quá cao. Bao gồm:
Giáo dục sơ cấp (dạy nghề): giúp người học có kỹ năng thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề nào đó.
Giáo dục trung cấp: thời gian đào tạo tối thiểu 1 năm nếu đã tốt nghiệp THPT hoặc từ 2 đến 3 năm học nếu tốt nghiệp THCS. Người học sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp có thể được học tiếp lên trình độ cao đẳng, đại học, đồng thời đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Giáo dục cao đẳng:
Chương trình đào tạo cao đẳng có khối lượng học tập tương đương 3 năm nếu đã tốt nghiệp THPT hoặc từ 1 đến 2 năm với người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp. Người tốt nghiệp trình độ cao đẳng có thể học tiếp lên đại học theo hướng chuyên môn phù hợp, hoặc theo các hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được điều kiện.
Các học sinh dân tộc ít người nếu không trúng tuyển vào đại học có thể theo học tại các trường dự bị đại học. Sau một năm học tập, các học sinh này có thể chọn một trong các trường đại học trong cả nước để theo học (trừ các trường đại học thuộc Top đầu cả nước và các trường thuộc ngành quân sự).
Thời gian đào tạo đại học tương đương 4- 5 năm nếu đã tốt nghiệp THPT hoặc 2-3.5 năm với người đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng muốn liên thông lên Đại học.
Người tốt nghiệp trình độ đại học có thể học tiếp lên thạc sĩ theo hướng chuyên môn phù hợp hoặc được nhận vào học các hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được điều kiện.
Người tốt nghiệp trình độ đại học có kết quả học tập xuất sắc có thể được xét tuyển thẳng vào đào tạo trình độ tiến sĩ đúng hướng chuyên môn ở trình độ đại học.
Cao học (Thạc sĩ): Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ tối thiểu là 2 năm dành cho các đối tượng đã tốt nghiệp Đại học. Người học sau khi hoàn thành chương trình học trình độ thạc sĩ có thể học tiếp lên tiến sĩ theo hướng chuyên môn phù hợp.
Nghiên cứu sinh (Tiến sĩ): Thời gian đào tạo kéo dài từ 5 năm trở lên tùy theo yêu cầu của ngành học và trình độ đầu vào của người học.
Bao gồm 8 bậc trình độ quốc gia: Sơ cấp I, Sơ cấp II, Sơ cấp III, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Người học hoàn thành chương trình đáp ứng yêu cầu của chuẩn đầu ra đối với từng bậc học thì được cấp “chứng chỉ” đối với 3 bậc đầu tiên, và “bằng tốt nghiệp” đối với bậc 4, các “bằng cao đẳng”, “bằng đại học”, “bằng thạc sĩ”, “bằng tiến sĩ” tương ứng đối với 4 bậc cuối. Đơn vị khối lượng học tập được tính bằng tín chỉ.
Trong đó, một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp.
Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/cap-bac-hoc-van-a37580.html