Những tips tự học IELTS Reading hiệu quả tại nhà

Với nhiều thí sinh, Reading là một trong những kỹ năng “cứu cánh” có thể giúp các bạn nâng điểm tổng của mình. Tuy nhiên đây là một kỹ năng cần các bạn phải trau dồi trong một khoảng thời gian dài, và nếu chưa có phương pháp học đúng thì rất khó để đạt điểm cao. IELTS Fighter sẽ chia sẻ cho các bạn một số tips để đạt hiệu quả cao khi làm bài Reading nhé!

I. PHÂN BỔ THỜI GIAN LÀM BÀI HỢP LÝ

Bài thi Reading bao gồm 3 đoạn văn, 40 câu hỏi và diễn ra trong vòng 60 phút, trung bình với mỗi bài đọc ta cần 20 phút để trả lời các câu hỏi.

Tuy nhiên, thời gian làm bài chỉ nên rơi vào 15-18 phút, và vì độ khó tăng dần, nên các bạn không nên bỏ quá nhiều thời gian Passage 1, mà hãy tập trung vào Passage 2 & 3 nhiều hơn.

Các bạn nên dành ra 5-7 phút cuối giờ để rà soát lại toàn bộ câu trả lời cũng như để điền nốt câu trả lời còn thiếu.

*Lưu ý*

1. Không nên để trống câu trả lời cho dù bạn có không chắc chắn, hãy dựa vào tư duy của mình để đoán và điền hết nhé!

2. Nếu trong vòng 2 phút mà bạn không xử lý được câu trả lời, lập tức chuyển sang câu tiếp theo để tránh làm mất thời gian. Sau khi đã hoàn thành hết các câu, hãy quay lại những câu còn thiếu sau.

3. Các câu trả lời đều được sắp xếp theo thứ tự thông tin đưa trong bài đọc, để ý điều này để tránh làm mất thời gian nhé!

II. HIỂU NGỮ CẢNH CỦA BÀI ĐỌC

Các bạn cần nắm được nội dung tổng quan của bài đọc thông qua Headings (vị trí 1 trong hình) và Subheadings (vị trí 2 trong hình). Bằng cách này các bạn sẽ xác định được ngay chủ đề chính trong bài là gì, từ đó giúp các bạn định hình được lượng từ vựng liên quan đến chủ đề đó, như vậy các bạn sẽ hiểu được ngữ cảnh cũng như rút ngắn được thời gian làm bài.

Tham khảo chi tiết bài làm Reading ngay tại link này với chia sẻ đầy đủ 10 dạng bài nhé: Phương pháp và chiến thuật làm bài IELTS Reading điểm cao

Hình ảnh minh hoạ bài Reading:

Tips làm bài IELTS Reading hiệu quả 1

III. SKIMMING VÀ SCANNING

Skimming và Scanning là hai kỹ năng cần thiết trong bài thi IELTS Reading. Chúng ta cùng tìm hiểu một chút về hai kỹ năng này nhé

SKIMMING

SCANNING

➲ Các bạn nên dành ra từ 2-3 phút trước khi đọc câu hỏi để skim và nắm được ý chính của bài. Điều này cũng giúp các bạn xác định được các vùng thông tin, đến khi trả lời câu hỏi không bị mất nhiều thời gian để tra cứu lại.

➲ Nên sử dụng kỹ thuật này khi trả lời những câu hỏi chung chung (generic idea) như matching headings/statements hoặc những câu hỏi ý khái quá của bài văn hay đoạn văn.

➲ Nên sử dụng kỹ thuật này khi câu hỏi có nhắc đến một thông tin cụ thể như tên riêng, ngày tháng năm, tên tổ chức, các từ viết tắt,....Kỹ thuật này giúp bạn nhanh chóng phát hiện được ra thông tin cần tìm

*Lưu ý*

Với những bạn ở level thấp, các bạn không nên vội vàng áp dụng kỹ thuật Skim và Scan luôn, vì hay kỹ thuật này phù hợp với những bạn ở level trung, đã có vốn từ vựng chắc chắn. Những bạn level thấp khi đó vốn từ chưa đủ nhiều, lúc Skim sẽ rất khó để nắm được ý chính, và khi Scan thì rất có khả năng bị miss mất thông tin. Các bạn nên áp dụng kỹ năng “Finding & Understanding”

Nói một cách đơn giản, thì “Finding & Understanding” là phương pháp đọc hiểu truyền thống, giúp các bạn từ từ làm quen với vốn từ và xây dựng kỹ năng đọc hiểu cơ bản. Reading là kỹ năng cần thời gian, các bạn không nên quá nóng vội mà hãy kiên nhẫn luyện tập thường xuyên nhé!

IV. LƯU Ý LÀM BÀI

1. HÃY CHÚ Ý TỚI TỪ KHOÁ

Keyword - Từ khoá là những từ chứa thông tin chính của 1 câu văn, 1 đoạn văn hay 1 bài văn. Xác định được từ khoá chính là cách nhanh nhất để các bạn nắm được nội dung của một văn bản nào đó. Từ khoá thường là một danh từ, động từ ở trong câu.

Trong IELTS READING, để trả lời câu hỏi, các bạn phải xác định được từ khoá ở câu hỏi là gì từ đó dò bài đọc để tìm thấy từ khoá tương ứng trong bài. Tuy nhiên, bạn sẽ rất ít khi tìm được từ khoá ở câu hỏi trong bài đọc vì chúng đã bị paraphrase - tức là bị viết theo một cách khác mang nghĩa tương đương. Họ có thể dùng từ đồng nghĩa, dùng các cấu trúc tương đương để khiến bạn khó nhận ra từ khoá.

Đây cũng là cách bài thi kiểm tra vốn từ của bạn, nếu vốn từ đủ nhiều, bạn sẽ dễ dàng phát hiện được từ khoá, nếu không, sẽ rất khó có thể tìm thấy câu trả lời.

Mấu chốt để nâng band điểm cao trong Reading là bạn phải chịu khó trau dồi vốn từ của mình. Các bạn hãy:

Một số loại từ điển có thể dùng: Vdict, Tflat, Oxford Learner’s, Cambridge, Macmillan Dictionary, Longman Dictionary, etc.

*Lưu ý*

Các bài đọc sẽ lặp lại chủ đề, nếu không tra từ thì khi gặp những từ này ở bài khác, các bạn sẽ vẫn không hiểu, và band điểm sẽ vẫn . Khi nắm được từ vựng thì tốc độ làm bài nhanh hơn bởi vì đã quen với các từ đó.

Bên cạnh đó, hãy chú ý thêm:

- Find Headings, Sub-headings

- Paraphrase Skills

- Đọc câu hỏi trước sau đó đọc passage để tìm câu trả lời.

- Ưu tiên làm passage có Summary Completion trước

Lưu ý:

- No more than 1 word (chỉ 1 từ), No more than two words (có thể 1 hoặc 2 từ) from the text…

“One word”

số (5, 72, 192…) được tính là 1 từ

out-of-date được tính là 1 từ

“From the text” tức là phải lấy từ text ra, ko được paraphrase hay thay đổi form từ.

Với mỗi bài đọc nên lập một bảng từ vựng, xác định từ đã bị paraphrase như thế nào.

- Kỹ thuật paraphrase đơn giản:

Example: Most men drive cars to work.

= The majority of males use automobiles to get to their jobs.

most - majority

drive - use

cars - automobiles

work - job

Ví dụ cho bài đọc lớn:

Behaviourism is a systematic approach to understanding the behaviour of humans and other animals. During the first half of the twentieth century, John B. Watson devised methodological behaviourism, which rejected introspective methods and sought to understand behaviour by only measuring observable behaviours and events.

It was not until the 1930s that B. F. Skinner suggested that private events—including thoughts and feelings—should be subjected to the same controlling variables as observable behaviour. This approach became the basis for his philosophy called "radical behaviourism”. While Watson and Ivan Pavlov investigated the stimulus-response procedures of classical conditioning, Skinner assessed the controlling nature of consequences and also their potential effect on the antecedents of behaviour; the technique became known as operant conditioning.

Do the following statements agree with the information given in Reading Passage?

TRUE if the statement agrees with the information

FALSE if the statement contradicts the information

NOT GIVEN if there is no information on this

Watson measured both visible behaviour and hidden emotions.

Skinner’s approach differed from that of Watson and Pavlov in that he went beyond the strictly observable.

Tips làm bài IELTS Reading hiệu quả 2

Danh sách từ pharaphase

Nguồn:ielts-simon

Lưu ý khi làm Summary Completion:

- Thứ tự answers = thứ tự questions

- Check form từ (adv, adj, verb, etc.), số it/nhiều…

- Where before what (find where the answer is located in the text before you try to answer the question)

- “Matching information” và “Matching headings” làm cuối cùng vì khi đó chúng ta đã quen với bài đọc.

- Đối với dạng T/F/NG và Y/N/NG, bạn hãy nhớ rằng nếu đúng hoàn toàn thì chọn True, câu có ý nghĩa “đối lập hoàn toàn” thì là False; còn “đối lập 1 nửa” hoặc “không biết đúng/sai, thiếu thông tin” thì chọn “Not Given”.

V. TẠO THÓI QUEN ĐỌC TIẾNG ANH

Muốn nâng band thì phải đọc nhiều, đọc rất nhiều. Đầu tiên, chúng ta có thể đọc theo cách “thích gì đọc đó”, không cần hiểu 100% những gì mình đọc (bằng tiếng Anh nhé). Nhưng một điều ngược đời ở đây là: đọc enjoy, không cần hiểu; nhưng đọc không hiểu, làm sao enjoy?

Một số cách có thể giải quyết vấn đề này:

1. Đọc lần 1 theo hướng enjoy, yêu thích. Đọc lại lần 2 kỹ hơn, gạch chân keyword, highlight, tra nghĩa của từ mới.

2. Tham khảo máy đọc sách, có thể vừa đọc vừa trực tiếp tra từ. Với khối lượng từ vựng lớn và nhiều, đồng thời để không ảnh hưởng đến flow và nội dung quyển sách, chúng ta nên tra từ vựng Anh - Việt. Tất nhiên sẽ tốt hơn nếu tra Anh - Anh nếu bạn có thời gian và thích hợp với phong cách đọc của riêng mình.

3. Trong quá trình đọc, những từ vựng nào đã tra rồi, nếu gặp lại mà không nhớ nghĩa, bạn có thể tra lại. Càng gặp từ đó nhiều lần chứng minh đó là từ quan trọng, thông dụng, cần ghi nhớ. Những từ vựng xuất hiện ít lần hơn là những từ chuyên môn, không thông dụng, không cần thiết phải nhớ.

VI. PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG

- Từ điển Tflat và Oxford (App điện thoại) có chức năng nhắc từ, bạn có thể cài đặt chức năng remind, ghi nhớ và giờ giấc, điện thoại sẽ ghi nhớ và báo thông báo từ vựng cho bạn để lúc nào cũng học từ vựng được mọi lúc mọi nơi.

- Học bằng giấy note, ghi từ vựng ra note rồi dán lên trang sách, trên màn hình laptop, tủ lạnh, gương, sổ tay, sau case điện thoại… những đồ hay nhìn nhất trong nhà, để chúng ta tiếp xúc với từ vựng mỗi khi có thể.

- Ghi nhớ từ vựng qua hình ảnh (Google hình ảnh) và âm nhạc (bài hát, xem phim, video ngắn,…) cũng là một cách hiệu quả vừa giải trí vừa học từ vựng.

- Chơi các minigame để học cách ghi nhớ và áp dụng từ (British Council: https://learnenglish.britishcouncil.org/; Vocabulary.com)

Xem thêm về phương pháp học từ vựng hiệu quả: IELTS Vocabulary and list từ vựng hay cho IELTS

học từ vựng IELTS Reading

Ghi sổ đẹp cũng là cách học từ vựng hiệu quả

VII. NGUỒN LUYỆN ĐỌC

Bạn có thể đọc tại một số nguồn sau (có nội dung bổ sung cho bài thi Reading thực tế):

-https://e.vnexpress.net/ - Báo VnExpress tiếng Anh

- https://edition.cnn.com/ - Báo CNN

- https://scitechdaily.com/ - Sci-tech Daily

- http://mini-ielts.com/reading - Mini-Test IELTS Reading

- https://www.ieltsbuddy.com/ - IELTS Buddy

- https://www.examenglish.com/ - Exam English

Chúc các bạn học tốt và sớm chinh phục Reading điểm cao nha!

Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/tips-reading-ielts-a38882.html