Logistics là gì? Tìm hiểu A-Z về ngành Logistics

Sau khi đã giúp các bạn tìm hiểu Supply Chain là gì trong bài viết lần trước, thì hôm nay Ms.Uptalent sẽ tiếp tục giúp các bạn tìm hiểu xem Logistics là gì? Tại sao ngành này lại nhận được sự quan tâm của mọi người như vậy? Giờ thì các bạn hãy cùng đồng hành với Uptalent để Tìm hiểu A-Z thôi nào! MỤC LỤC 1. Logistics là gì? 2. Ngành Logistics học trường nào? 3. Kỹ năng cần có 4. TOP vị trí quản lý, nhân viên phổ biến 5. Mức lương ngành Logistics 6. Nhầm lẫn giữa Logistics và Supply Chain 7. Phân biệt Logistics và Xuất nhập khẩu 8. Cơ hội nghề nghiệp

Việc làm chuỗi cung ứng - supply chain job Xem thêm >>> Việc làm Logistics tại HRchannels.com

1. Logistics là gì?

Trích dẫn định nghĩa của Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC): “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.

Bạn cũng có thể hiểu theo cách đơn giản hơn, Logistics chính là dịch vụ hậu cần. Nó bao gồm các hoạt động liên quan đến lưu thông, vận chuyển, quản lý hàng hóa - thông tin từ nơi cung cấp đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Quản trị chuỗi cung ứng là bao gồm các hoạt động việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc sắp xếp, đóng gói, vận chuyển, làm thủ tục hải quản, dự trữ hàng hóa,…, và nhiều việc khác nữa.

Nếu như Supply chain là một mạng lưới liên kết các công ty cùng hợp tác với nhau thì Logictics chỉ là các hoạt động trong phạm vi của một công ty nhất định. . Logistic là gì >>>> Xem thêm: 12 câu hỏi phỏng vấn dành cho nhân viên Logistics

2. Ngành Logistics học trường nào?

Các bạn có thể theo học chuyên ngành Logistics tại các trường Đại học như: Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Kinh tế TpHCM, Đại học Giao thông vận tải TpHCM, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TpHCM, Đại học Quốc tế RMIT và Cao đẳng Kinh tế đối ngoại.

Với những bạn học trái ngành nhưng muốn làm việc trong ngành này thì các bạn nên học những kiến thức cơ bản trước, sau đó tìm cơ hội để thực hành trên các chứng từ. Tốt nhất bạn nên tìm cho mình một “người thầy”, để có thể chỉ dẫn cho bạn cách làm nghề trong thực tế.

Hiện tại có rất nhiều trường cung cấp các khóa học về Logistic, các bạn có thể cân nhắc lựa chọn cho mình một khóa học phù hợp. Thông qua các khóa học này, các bạn sẽ được học về cách tìm kiếm và phân phối nguyên liệu đầu vào, phân phối sản phẩm, vận tải, chuỗi cung ứng, kiểm soát hàng tồn kho và dịch vụ khách hàng. Bên cạnh đó nhiều khóa học còn dạy bạn cách nghiên cứu các chiến lược kinh doanh và marketing quốc tế.

Việc tham gia các khóa học Logistic là rất cần thiết và vô cùng hữu ích. Bởi vì các khóa học này sẽ giúp bạn có định huớng rõ ràng nhất về ngành . Bạn Tham khảo thêm Lựa chọn khóa học logistics như thế nào? Học gì để làm trong ngành Logistics

3- 8 Kỹ năng cần có

Ngành Logistic hiện có nhu cầu lớn về nhân lực. Số lượng sinh viên đang theo học ngành này cũng rất đông. Tuy nhiên, không phải ai sau khi học xong cũng có thể tìm được vị trí công việc tốt trong lĩnh vực này. Thực tế, ngoài việc hiểu rõ Logistics là gì thì để thành công trong ngành này bạn còn phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết.

3.1- Kỹ năng giao tiếp

Đây là ngành mà bạn sẽ phải thường xuyên làm việc cùng khách hàng và đối tác của công ty. Do đó, bạn cần thành thạo kỹ năng giao tiếp để có thể xử lý khéo léo các mối quan hệ và tạo dựng mối liên kết bền chặt với khách hàng, đối tác.

Bên cạnh đó, việc giỏi kỹ năng giao tiếp còn giúp bạn thuận tiện tương tác, phối hợp cùng đồng nghiệp trong công việc và dễ dàng trình bày ý kiến cũng như thuyết phục khách hàng.

3.2- Kỹ năng giải quyết vấn đề

Đây là kỹ năng được xem là yếu tố quan trọng mang lại thành công cho họ trong công việc. Thực tế cho thấy, bạn sẽ phải vận dụng khả năng phân tích cùng nhiều kiến thức, thông tin liên quan đến việc vận hành và phát triển kinh doanh để xử lý tốt các nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, bạn cũng phải biết cách kết hợp các yếu tố công nghệ, dữ liệu, hàng hoá và con người để mang lại kết quả kinh doanh tối ưu cho doanh nghiệp của mình.

3.3- Khả năng quản lý tốt

Lĩnh vực Logistics luôn có những biến động bất ngờ. Vì vậy, bạn cần có khả năng quản lý cũng như xử lý tình huống tốt để có thể làm việc hiệu quả trong một môi trường có nhiều căng thẳng và cường độ công việc cao.

Sở dĩ việc thành thạo kỹ năng quản lý được đề cao vì nó có thể giúp bạn giữ được sự bình tĩnh, tỉnh táo khi làm việc trong môi trường nhiều biến động và áp lực. Hơn nữa, nó còn giúp bạn duy trì được thái độ và năng suất làm việc trước những căng thẳng.

3.4- Có khả năng nhìn thấy bức tranh tổng thể

Bao gồm nhiều hoạt động, quy trình với các công đoạn khác nhau trong lĩnh vực năng động này. Bởi vậy, bạn cần có khả năng thu nhỏ cũng như trực quan hoá từ đầu đến cuối các quy trình và phải lường trước được những vấn đề có thể xảy ra trong tất cả các công đoạn.

Trong một số trường hợp, bạn còn phải xây dựng kế hoạch dự phòng nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng của doanh nghiệp luôn hoạt động suôn sẻ, trơn tru. Bạn nên biết rằng, lập kế hoạch chính là một việc rất quan trọng trong ngành dịch vụ hậu cần này.

3.5- Trung thực

Việc che giấu những sai lầm khiến hàng hoá bị giao trễ hạn là điều không hiếm trong ngành Logistics. Tuy nhiên, sự không trung thực này có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến công ty về sau này.

Bởi vậy, là một nhân viên chuyên nghiệp sẽ hiểu rõ phải thành thật trao đổi với khách hàng khi xảy ra những khó khăn, vướng mắc. Tuy chỉ là một việc đơn giản nhưng điều này lại giúp bạn tạo dựng niềm tin lâu dài với khách hàng.

Khi đã giành được niềm tin với khách hàng, bạn có thể giúp công ty duy trì mối quan hệ lâu dài với họ. Đồng thời, bạn cũng có uy tín và vị thế tốt hơn trong mắt khách hàng, đối tác. kỹ năng cần có để làm việc trong ngành logistics >>>> Xem thêm: Chia sẻ của một Fresher trong lĩnh vực Logistics

3.6- Khả năng thích ứng

Công việc trong lĩnh vực này ngày càng phức tạp đi cùng với xu hướng phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu đã có nhiều biến đổi so với trước kia. Chính vì vậy, bạn cần có khả năng thích ứng tốt để theo kịp những thay đổi liên tục của doanh nghiệp cũng như thị trường.

3.7- Kỹ năng làm việc nhóm

Điểm chung của những người đạt được thành công trong ngành Logistics là họ luôn hướng đến các yếu tố tập thể cũng như chi tiết.

Hơn nữa, vấn đề quản lý chuỗi cung ứng có liên quan đến rất nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy, mọi thứ cần được xem xét cẩn thận và lên kế hoạch một cách cụ thể, phù hợp.

Trong quá trình làm việc, bạn sẽ phải phối hợp với nhiều cá nhân cũng như các nhóm khác nhau. Lúc này, mọi chi tiết cần được tính toán kỹ lưỡng. Từ đó, có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định liên quan đến sản phẩm, thời gian giao hàng nhằm mang lại sự tối ưu về thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

3.8- Chịu được áp lực công việc

Môi trường làm việc ngành chuỗi cung ứng thường diễn tiến rất nhanh. Mỗi hoạt động đều chịu ảnh hưởng bởi hiệu quả của hoạt động trước đó. Do đó, áp lực là điều không thể tránh khi làm việc trong ngành này.

Thực tế, chỉ cần xảy ra sai sót nhỏ cũng có thể khiến cho quá trình sản xuất phải ngừng hoạt động. Các sự cố lớn có thể đến từ những điều tưởng chừng rất nhỏ nhặt. Hệ quả là doanh nghiệp có thể thất thoát số tiền lớn trong thời gian rất ngắn.

Vì vậy, để thành công được trong ngành, bạn cần giữ được sự tỉnh táo, sáng suốt và có thể đưa ra quyết định nhanh chóng trước áp lực lớn từ công việc. Công việc ngành Logistics

4. Nhân sự phổ biến ngành Logistics

Sau khi tốt nghiệp ngành Logistic, các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm khác nhau. Chẳng hạn, các bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics, các công ty vận tải hoặc là các phòng ban (thu mua, xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, quản lý kho vận,…) của các công ty có nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa.

4.1 - Logistics Manager

Mô tả công việc: - Phụ trách theo dõi, điều hành mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng Xuất khẩu

- Tiếp nhận yêu cầu dịch vụ bổ sung và báo giá cho khách hàng, xử lý hủy đặt phòng của khách hàng/nhà phân phối

- Theo dõi quá trình xuất - nhập hàng hóa, lên kế hoạch thanh toán cước cho lô hàng

- Theo dõi tiến độ giao hàng và thông báo cho khách hàng nếu có bất kỳ vấn đề gì phát sinh

- So sánh sản lượng xuất hàng tháng với các nhà cung cấp dịch vụ

- Chịu trách nhiệm thống kê hoa hồng của khách hàng và thống kê hiệu suất của nhóm

- Liên hệ và làm việc với các bên liên quan để yêu cầu xuất hóa đơn và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình giao hàng

4.2 - Các vị trí nhân viên (dành cho các bạn ít kinh nghiệm, sinh viên vừa tốt nghiệp)

- Nhân viên lên kế hoạch / phân tích dữ liệu - Nhân viên thu mua - Chuyên viên kiểm kê - Nhân viên quản lý hàng hóa - Điều phối viên về vận tải - Điều phối viên sản xuất / Phân tích viên - Nhân viên xuất nhập khẩu - Nhân viên Thanh toán quốc tế - Dịch vụ bảo hiểm tàu, bảo hiểm hàng hóa - Nhân viên thủ tục hải quan - Nhân viên kinh doanh - Nhân viên kế toán - Nhân viên chứng từ Nhìn chung đây là lĩnh vực khá rộng và cần nhiều nhân sự để vận hành. Vì thế, cơ hội nghề nghiệp đối với những ai muốn theo đuổi ngành là rất lớn.

5. Mức lương ngành Logistics

Theo đánh giá của Uptalent, mức lương trong ngành Logistics hiện thuộc hàng “top” tại Việt Nam hiện nay. Mức lương trung bình của ngành nằm trong khoảng từ 6,380,000 đồng - 20,300,000 đồng (Theo Averagesalarysurvey.com). Cụ thể, mức lương khởi điểm của ngành này vào khoảng 6 - 7 triệu / tháng. Với những vị trí cấp quản lý, mức lương thường từ 1.500 USD / tháng trở lên. Mức lương này bao gồm thêm các loại trợ cấp như nhà ở, phương tiện đi lại, và các phúc lợi khác.

Dưới đây là mức lương ngành Logistics phân theo cấp bậc:

- Cấp nhân viên mức lương khoảng: 300 - 700 USD / tháng.

- Vị trí chuyên viên, team leader - Logistics Executive/Supervisor (1-2 năm kinh nghiệm): 1.000 - 1.500 USD / tháng.

- Vị trí cấp Trưởng Phòng (từ 3 năm kinh nghiệm trở lên): 1.000 - 4.000 USD / tháng, cao nhất có thể trên 5.000 USD / tháng.

- Vị trí Giám Đốc (trên 8 năm kinh nghiệm): 4.000 - 7.000 USD / tháng.

HRchannels chúng tôi đã tuyển dụng rất nhiều vị trí trong lĩnh vực này với mức lương cao. Về cơ bản bạn cần phải có ngoại ngữ như tiếng Trung, Tiếng Hàn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật thì bạn dễ dàng đạt mức lương cao.

6. Nhầm lẫn giữa Logistics và Supply Chain

Có không ít người còn nhẫm lẫn giữa Logistics và Supply Chain. Theo họ, hai khái niệm này đôi khi là một.

Tuy nhiên, trên thực tế là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Để thấy rõ điều này bạn hãy cùng Ms Uptalent phân tích mối quan hệ giữa chúng.

Logistics được định nghĩa là dòng chảy hoạt động tập trung vào tổ chức và đưa hàng hóa từ điểm bán đến điểm nhận thông qua nỗ lực giao hàng nhanh nhất. Các hạng mục bao gồm: kho bãi, bao bì, vận chuyển trong và ngoài nước, Reverse Logistic (Trả hàng).

Trong khi đó, Supply Chain hay Chuỗi cung ứng là chuỗi các hoạt động liên quan đến việc cung ứng bao gồm cả nhân tố ngoại tại hỗ trợ Logistics bên trong. Các hạng mục trong Chuỗi cung ứng gồm có: tổ chức, lên kế hoạch cung cấp, hoạch định nhu cầu, hoạch định nguồn nhân lực, quản lý hàng tồn kho, chế tạo, logistics và tối ưu.

Có thể thấy, Logistic chủ yếu liên quan đến vấn đề hậu cần trong phạm vi của một doanh nghiệp và tập trung vào các nghiệp vụ phân phối hàng hoá. Còn Supply chain là chuỗi cung ứng hoạt động cả trong và ngoài doanh nghiệp, có tầm ảnh hưởng dài hạn.

Logistics hướng đến mục tiêu là sự hài lòng của khách hàng. Trong khi Supply Chain lại hướng đến việc gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Trên thực tế, Logistisc là một nghiệp vụ bổ trợ cho chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả. Nói cách khác, nó là mắt xích quan trọng để doanh nghiệp có phương án quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng.

phân biệt logistics và xuất nhập khẩu

7. Phân biệt Logistics và Xuất nhập khẩu

Đây là hai thuật ngữ không còn xa lạ, nhưng một số người vẫn chưa thể phân biệt được hai thuật ngữ này.

Khi tìm hiểu khái niệm Logistics là gì và Xuất nhập khẩu là gì, bạn sẽ thấy như sau:

- Logistic là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (được gọi là đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (được gọi là đầu ra) từ điểm xuất phát tới nơi tiêu thụ.

- Xuất nhập khẩu là hoạt động mua, bán hàng hóa giữa thương nhân thuộc các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Theo đó, một doanh nghiệp sẽ đặt mua các hàng hoá họ không sản xuất được từ doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác. Hoạt động mua hàng hoá từ quốc gia khác được gọi là nhập khẩu còn hoạt động bán hàng hoá sang quốc gia khác được gọi là xuất khẩu.

Giữa Logistics và Xuất nhập khẩu có những điểm giống nhau lẫn khác nhau. Đồng thời giữa chúng cũng có mối quan hệ vô cùng mật thiết.

Trong khi mục đích của Xuất nhập khẩu là đưa sản phẩm, hàng hoá xâm nhập vào thị trường quốc tế thì Logistic bao gồm một loạt các hoạt động vận chuyển, kho bãi để đưa hàng hoá từ người bán đến người mua.

Bạn có thể hiểu đơn giản, có Logistic thì hàng hoá trong hoạt động xuất nhập khẩu mới có thể đến được tay khách hàng.

Bởi vậy, không có Logistics hoạt động xuất nhập khẩu sẽ không thể thực hiện được. Đồng thời, nếu không có nhu cầu đưa hàng từ người bán đến người mua thì logistics cũng không có ý nghĩa gì.

Tóm lại, thực chất hoạt động xuất nhập khẩu chính là yếu tố không thể thiếu giúp thúc đẩy và vận hành Logistics. Ngược lại, Logistic cũng là yếu tố quan trọng giúp quy trình xuất nhập khẩu hoàn thành một cách thuận lợi, hiệu quả nhất.

8. Cơ hội nghề nghiệp khi học Logistics

Với những kiến thức và kỹ năng bạn học được có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn dành cho bạn. Đặc biệt trong thời đại hội nhập kinh tế như hiện nay bạn sẽ không phải lo “thất nghiệp” khi học Logistics.

Mặt khác, tại các công ty Logistics, có rất nhiều vị trí công việc khác nhau để bạn lựa chọn. Bạn có thể dựa trên năng lực và sở thích mà chọn cho mình công việc phù hợp tại các phòng ban nghiệp vụ của các công ty.

Thống kê cho thấy, trong tổng số hơn 1.500 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics trên cả nước thì có đến 800 - 900 doanh nghiệp là ở Tp.HCM. Trung bình mỗi tuần có thêm 1 doanh nghiệp đi vào hoạt động hoặc đăng ký thêm dịch vụ Logistics. Chính sự “bùng nổ” mạnh mẽ này của ngành mà nhân lực cần cho ngành này thiếu hụt trầm trọng.

Mặt khác, ngành Logistisc hiện đóng góp khoảng 21% GDP cả nước. Điều này cho thấy lợi nhuận ngành này mang lại cho nền kinh tế cả nước thật quá đỗi “kinh ngạc”. Chính vì vậy, ngành Logistic chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai và cơ hội nghề nghiệp cho những bạn theo học Logistics sẽ càng rộng mở.

Hy vọng qua những gì Uptalent chia sẻ trong bài viết này, các bạn hiểu vàcó định hướng tốt nhất để có một sự nghiệp thành công trong ngành này.

Dịch vụ headhunter - Săn đầu người

-

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/linh-vuc-logistics-a41856.html