Học ngành Marketing gồm những chuyên ngành nào?

Marketing gồm những chuyên ngành nào? Học Marketing có khó không? Marketing đang trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu Marketing bao gồm những lĩnh vực nào?

Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Marketing trở thành một ngành nghề “hot” được nhiều người biết đến. Hiện tại, có rất nhiều trường đào tạo ngành Marketing với những chuyên ngành sâu đặc thù. Vậy Học ngành Marketing gồm những chuyên ngành nào? Mỗi chuyên ngành đào tạo kiến thức ra sao? Bài viết sẽ giúp các bạn làm rõ vấn đề này.

Ngành Marketing gồm những chuyên ngành nào?

Theo học ngành Marketing, sinh viên được trang bị khối kiến thức về: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,….

Marketing gồm những chuyên ngành nào
Marketing gồm những chuyên ngành nào

Ngoài kiến thức tổng quan, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng chuyên môn, chú trọng ngoại ngữ cùng kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch, đàm phán - thương lượng,…

Một số trường đào tạo ngành này thí sinh có thể tham khảo như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội, Cao Đẳng Cơ Điện,…

Tùy mục tiêu và chương trình đào tạo của mỗi trường đại học, ngành Marketing có thể được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau như:

Các chuyên ngành trong Marketing
Các chuyên ngành trong Marketing

1. Chuyên ngành Marketing thương mại

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing thương mại sinh viên có thể làm việc tại các vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên Marketing, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên PR,… với nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch marketing thúc đẩy bán hàng: kế hoạch bán hàng, kế hoạch quảng cáo, truyền thông

2. Chuyên ngành Quản trị thương hiệu

Người làm về quản trị thương hiệu cần phải sáng tạo những nội dung khác biệt, ấn tượng để khắc sâu hình ảnh thương hiệu của công ty mình đối với khách hàng. Có thể bạn chưa biết trong cuộc chiến về định vị thương hiệu, người chiến thắng là không hẳn là người tốt nhất mà là người in đậm dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng khách hàng

3. Chuyên ngành Quản trị Marketing

Có thể coi Quản trị Marketing là “cơ quan đầu não” trong bộ phận Marketing, người làm về quản trị sẽ phải đưa ra kế hoạch cho hoạt động marketing từ việc phân tích đánh giá khách hàng, thị trường để từ đó đạt được mục tiêu của doanh nghiệp hướng đến.

4. Chuyên ngành Truyền thông Marketing

Truyền thông Marketing là một quá trình chiến lược đòi hỏi một tổ chức/ doanh nghiệp phải lập kế hoạch sáng tạo, tích hợp và triển khai các hình thức truyền thông đa dạng như quảng cáo, xúc tiến bán, khuyến mãi, quan hệ công chúng, sự kiện.

Xem thêm 6 vị trí công việc không thể bỏ lỡ khi theo học ngành Marketing https://caodangkinhte.vn/cac-nghe-trong-marketing/

Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/marketing-hoc-nhung-gi-a43039.html