12 cách trị nghẹt mũi 1 bên tại nhà cho hiệu quả nhanh chóng

Nghẹt mũi luân phiên 1 bên là cơ chế hoạt động tự nhiên của mũi. Tuy nhiên, nghẹt mũi cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh như viêm xoang, cảm cúm hoặc dị ứng. Trong bài viết này, thạc sĩ bác sĩ CKI Trương Minh Thịnh, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ về những nguyên nhân gây ra nghẹt mũi và cách trị nghẹt mũi 1 bên đơn giản, hiệu quả, có thể thực hiện ngay tại nhà.

cách trị nghẹt mũi 1 bên

Tại sao bị nghẹt mũi 1 bên?

Trước khi tìm hiểu cách trị nghẹt mũi 1 bên, ta cần biết nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Có rất nhiều lý do khiến mũi bị nghẹt 1 bên, phổ biến nhất do chu kỳ mũi.

Chu kỳ mũi là cơ chế tự nhiên được điều khiển bởi hệ thần kinh, làm tắc nghẽn lần lượt một bên mũi trong khoảng thời gian 4-6 tiếng. Cơ chế này giúp mũi được nghỉ ngơi, làm ổn định độ ẩm và lượng khí mà cơ thể hít - thở. Ngoài nghẹt mũi tự nhiên do chu kỳ, các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nghẹt mũi 1 bên gồm:(1)

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng nghẹt mũi là polyp mũi, dị vật trong mũi, viêm mũi vận mạch,…

cách hết nghẹt mũi 1 bên
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nghẹt mũi.

Hướng dẫn cách trị nghẹt mũi 1 bên tại nhà nhanh chóng

Hai cách trị nghẹt mũi 1 bên bằng thuốc phổ biến là dùng thuốc xịt mũi và uống thuốc để làm giảm tình trạng nghẹt mũi. Ngoài ra, còn một số cách trị nghẹt 1 bên mũi có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi tại nhà.(2)

1. Dùng thuốc trị nghẹt mũi dạng xịt

Có nhiều loại thuốc xịt mũi giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi 1 bên hiệu quả. Các loại thuốc này thường có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, làm co mạch máu trong niêm mạc mũi, giảm tình trạng xung huyết và nghẹt mũi. Một số chất phổ biến có trong các loại thuốc trị nghẹt mũi dạng xịt bao gồm:

2. Dùng thuốc kháng histamine

Sử dụng thuốc kháng histamine là cách trị nghẹt mũi 1 bên rất hiệu quả khi bị dị ứng. Histamine là một hợp chất trong cơ thể, đóng vai trò như chất dẫn truyền thần kinh và được giải phóng khi cơ thể gặp các chất gây dị ứng hay tổn thương mô.

Khi gặp các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông thú, khói bụi,… histamine H1 sẽ được giải phóng vào máu, gắn vào các thụ thể histamine trên tế bào, gây ra triệu chứng dị ứng, trong đó có nghẹt mũi.

Thuốc kháng histamine H1 được sử dụng trong điều trị các triệu chứng ngứa, nổi mề đay, nghẹt mũi do dị ứng bằng cách ngăn histamine H1 liên kết với thụ thể histamine. Qua đó, thuốc giúp giảm các triệu chứng dị ứng như viêm, sưng, phù nề niêm mạc gây nghẹt mũi. Một số chất kháng histamine H1 phổ biến có loratadine, diphenhydramine, cetirizine,…

cách chữa nghẹt mũi 1 bên
Sử dụng thuốc xịt mũi và thuốc uống giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi nhanh chóng.

Cách trị nghẹt mũi 1 bên tại nhà

Nếu không có thuốc uống hoặc xịt mũi, người mắc nghẹt mũi 1 bên nên làm gì? Ngoài dùng thuốc, có một số cách chữa nghẹt mũi 1 bên tại nhà giúp giảm nghẹt mũi do các bệnh cảm cúm, viêm xoang hay dị ứng.

1. Giữ ấm cơ thể

Cảm lạnh hay cảm cúm là bệnh gây ra bởi virus, thường không có thuốc đặc trị. Người mắc bệnh cảm thường được điều trị các triệu chứng như nghẹt mũi và chờ bệnh tự khỏi. Giữ ấm cơ thể lúc cảm giúp cơ thể dễ chịu, giảm phù nề xoang mũi, hít thở dễ dàng hơn.

2. Chườm nóng

Chườm nóng vùng xoang mũi giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi, làm thông mũi từ bên ngoài. Khi bị nghẹt mũi, người bệnh có thể ngâm khăn hoặc gạc y tế vào nước ấm, sau đó vắt bớt nước rồi đắp lên mũi và trán. Hơi ấm làm dịu cơn đau, giảm nghẹt mũi do cảm, viêm xoang. Bạn có thể thực hiện chườm nóng lặp lại thường xuyên nếu cần điều trị nghẹt mũi 1 bên.

3. Xông hơi

Xông hơi giúp chất nhầy trong mũi loãng và làm dịu khoang mũi đang bị kích ứng, tắm nước nóng cũng có tác dụng tương tự. Cách đơn giản nhất để xông hơi khoang mũi là đặt một tô nước nóng gần mũi, để hơi nước ấm bốc hơi làm loãng dịch nhầy, làm dịu khoang mũi đang kích ứng.

4. Tăng độ ẩm không khí

Ở lâu trong môi trường khô và lạnh như phòng điều hòa có thể gây ra nghẹt mũi. Sử dụng các loại máy giúp tăng độ ẩm không khí, làm dịu các vùng niêm mạc hay mạch máu trong xoang mũi. Độ ẩm an toàn cho sinh hoạt bình thường ở mức 40% - 60%, độ ẩm quá cao có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

5. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước không trực tiếp giúp thuyên giảm tình trạng nghẹt mũi. Tuy nhiên, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể làm loãng dịch mũi khi bị các bệnh cảm cúm, viêm xoang, giúp dịch mũi dẫn lưu ra ngoài dễ hơn và giảm áp lực bên trong xoang mũi.

6. Sử dụng miếng dán mũi

Với người hay bị tắc nghẽn đường mũi vào ban đêm hay trong khi ngủ, sử dụng miếng dán mũi có thể giúp cải thiện khả năng hô hấp đường mũi. Miếng dán mũi duy trì một lực kéo nhẹ lên sóng mũi và các tổ chức bên dưới, giúp mở rộng mũi, từ đó tăng khả năng hô hấp.

Tuy nhiên, cách trị nghẹt mũi 1 bên bằng miếng dán mũi còn gây tranh cãi, một số người cho rằng dán mũi chỉ như một biện pháp giả dược chứ không thực sự mang lại hiệu quả.

7. Nâng cao đầu khi ngủ

Một số người thường nghẹt mũi khi nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Lý do có thể do cấu trúc mũi không bình thường (lệch vách ngăn, polyp mũi) hoặc trọng lực làm dịch mũi tích tụ về một phía gây nghẹt. Cách đơn giản nhất để giảm tình trạng nghẹt mũi là thay đổi tư thế nằm nghiêng sang hướng đối diện, nằm ngửa, kê đầu cao hơn để dịch mũi không gây tắc nghẽn.

8. Vệ sinh mũi họng hàng ngày

Vì mũi và họng thông nhau nên khi bạn bị cảm hay viêm xoang, dịch nhầy và vi khuẩn có thể theo đường mũi - họng để lan rộng hơn. Việc súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc sử dụng các loại xịt mũi cấp ẩm, làm sạch dịu nhẹ giúp thuyên giảm các triệu chứng như ho, sổ mũi, nghẹt mũi.

9. Chế độ ăn uống khoa học

Người đang bị viêm xoang hay cảm cúm, cảm lạnh nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C hay thực phẩm có khả năng kháng khuẩn tự nhiên như gừng, mật ong, tỏi… Những thực phẩm này giúp tăng sức đề kháng, giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, tránh ăn thực phẩm có thể gây ra dị ứng cho bản thân.

10. Rửa mũi tại nhà

Rửa mũi là phương pháp trị nghẹt mũi 1 bên rất hiệu quả. Bác sĩ thường hướng dẫn người bị viêm xoang hay các bệnh gây nghẹt mũi nặng kỹ năng rửa mũi tại nhà. Rửa mũi giúp làm sạch khoang mũi, dẫn lưu dịch nhầy ra khỏi vùng xoang mũi, giúp giảm tình trạng nghẹt mũi nhanh chóng.

Người bệnh nên dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để rửa mũi, không tự pha nước muối bởi nồng độ muối quá cao có thể gây khô mũi. Cách rửa mũi rất đơn giản, người bệnh dùng bình bơm rửa mũi hoặc xilanh lớn, nghiêng đầu sang một bên, xịt nước vào bên mũi cao hơn cho nước chảy ra ở bên còn lại. Tuy nhiên, không nên rửa mũi quá nhiều lần một ngày hay trong thời gian dài vì có thể ảnh hưởng đến niêm mạc mũi.

cách điều trị nghẹt mũi 1 bên
Rửa mũi là phương pháp đơn giản giúp giảm tình trạng nghẹt mũi.

Thắc mắc hay gặp khi làm giảm nghẹt mũi ở một bên mũi

1. Nghẹt mũi 1 bên chữa được không?

Nghẹt mũi là triệu chứng chứ không phải bệnh, đa số tình trạng nghẹt mũi sẽ biến mất khi hết bệnh. Hầu hết những cách trị nghẹt mũi 1 bên chỉ làm thuyên giảm triệu chứng nghẹt mũi trong một thời gian nhất định chứ không thể hết triệt để.

Nghẹt mũi do chu kỳ không cần can thiệp y tế, vì đây là một cơ chế tự nhiên và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng hô hấp bình thường. Một số bệnh như xoang mạn tính hay dị ứng thời tiết có thể gây nghẹt mũi dai dẳng, lặp lại nhiều lần trong năm. Với cấu trúc mũi bất thường, có thể can thiệp phẫu thuật nếu tình trạng nghẹt mũi gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống người bệnh.

cuốn mũi bị sưng
Khi cuốn mũi sưng phù do xung huyết sẽ gây ra tình trạng nghẹt mũi.

2. Nghẹt mũi 1 bên tự hết được không?

Nếu nghẹt mũi do bệnh mắc phải như cảm cúm, cảm lạnh thì tình trạng nghẹt mũi sẽ biến mất khi hết bệnh. Tuy nhiên, các phương pháp như xông hơi, rửa mũi, chườm ấm mũi có thể giảm tình trạng nghẹt mũi tạm thời, giúp người bệnh hô hấp dễ dàng hơn.

3. Bị nghẹt 1 bên mũi bao lâu thì khỏi?

Nghẹt mũi do chu kỳ thường diễn ra ở mọi thời điểm trong ngày, chỉ gây nghẹt nhẹ và không cần điều trị. Nếu bị nghẹt do cấu trúc mũi, người bệnh có thể cần được phẫu thuật để điều trị dứt điểm. Với nguyên nhân dị ứng do thuốc, thời tiết, thức ăn, phấn hoa,… thì nghẹt mũi có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần, tùy theo thời gian tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Với bệnh cảm cúm, cảm lạnh, người bệnh có thể mất vài ngày để các triệu chứng bệnh biến mất tự nhiên.

rữa mũi
Khách hàng đang được rửa mũi tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Trên đây là 12 cách trị nghẹt mũi 1 bên hiệu quả có thể thực hiện tại nhà. Nghẹt mũi là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh như viêm xoang, cảm cúm, cảm lạnh, polyp mũi,… Nếu các bệnh này được điều trị, tình trạng nghẹt mũi cũng sẽ biến mất. Ngoài ra, chu kỳ mũi gây nghẹt mũi lần lượt mỗi bên mũi giúp điều hòa hô hấp, bảo vệ niêm mạc mũi. Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể với chu kỳ thay đổi sau mỗi 4-6 tiếng.

Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/nghet-mui-luan-phien-a43567.html