Đi cầu ra máu: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị

Đi cầu ra máu là tình trạng rất thường gặp ở tất cả mọi người. Trong một vài trường hợp, đi cầu ra máu không nguy hiểm, có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đi cầu ra máu tươi có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề xoay quanh đi cầu ra máu tươi qua bài viết này nhé!

1Đi cầu ra máu tươi là bệnh gì?

Đi cầu ra máu là chỉ báo một số bệnh lý như: viêm loét đại trực tràng, polyp đại trực tràng, bệnh trĩ độ nặng,.. Vì vậy, cần điều trị sớm ngay khi phát hiện triệu chứng.

Đi cầu ra máu có thể tự khỏi nhưng cũng có thể diễn biến nặng, nếu kéo dài sẽ dẫn đến một loạt các bệnh nghiêm trọng.

2Nguyên nhân đi cầu ra máu

Viêm dạ dày: nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do cơ thể nhiễm virus, vi khuẩn, kí sinh trùng. Các triệu chứng đi kèm là đau bụng, buồn nôn, sốt, đau cơ, hiếm khi đi cầu ra máu.

Nứt hậu môn: hậu môn có những vết nứt, khi phân được thải ra ngoài sẽ cọ xát vào thành gây chảy máu.

Bệnh trĩ: Các tĩnh mạch trực tràng dưới bị sưng, khi rặn hoặc đi cầu phân cứng có thể làm vỡ các tĩnh mạch này, gây chảy máu ban đầu thấy máu lẫn trong phân hoặc dính ở giấy vệ sinh. Trường hợp tiến triển máu chảy thành giọt, thành tia, người bệnh còn thường cảm thấy đau và ngứa hậu môn, sự xuất hiện của búi trĩ ngày càng tăng kích thước gây khó chịu,…

Loét dạ dày: ảnh hưởng đến vùng niêm mạc dạ dày, gây ra chảy máu đường tiêu hoá. Màu phân thường thấy của loét dạ dày là màu đen như bã cà phê, đi kèm với các tình trạng đầy hơi, buồn nôn, giảm thèm ăn. Nguyên nhân gây nên loét dạ dày là vi khuẩn có tên là Helicobacter pylori (Hp) hoặc sử dụng lâu dài hoặc liều cao thuốc chống viêm như aspirin, ibuprofen và naproxen.

Viêm ruột thừa: gây tăng áp lực vùng ổ bụng, nếu ruột thừa bị vỡ có thể gây chảy máu đường tiêu hoá gây chảy máu trong phân.

Viêm ruột (IBD): tình trạng viêm gây nhiễm trùng ruột non, gây ra chảy máu đường tiêu hoá, máu trong phân. Một số tình trạng đi kèm bao gồm đau bụng, mệt mỏi.

Rò hậu môn: đường nối thông bất thường từ ống hậu môn ra bên ngoài. Các đường nối này có thể bị viêm nhiễm, tạo thành mủ hoặc áp xe, có thể gây ra chảy máu vùng này.

Tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc có thể gây ra giảm đông máu như Warfarin (Coumadin), Enoxaparin (Lovenox), Apixaban,... làm cho phân có máu.

Polyp đại tràng: polyp tiếp xúc với niêm mạc gây chảy máu, rất khó phát hiện. Nếu không phát hiện và can thiệp sớm, polyp có khả năng chuyển thành ung thư trực tràng.

Ung thư trực tràng: Các khối u ung thư của đường tiêu hóa có thể làm suy yếu lớp niêm mạc của các mô đường tiêu hóa gây chảy máu. Máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Đôi khi ung thư có thể xuất hiện mà không có triệu chứng hay những vết máu nhỏ lẫn trong phân mà mắt thường không nhìn thấy được.

Loét dạ dày là một trong những nguyên nhân đi cầu ra máu

Loét dạ dày là một trong những nguyên nhân đi cầu ra máu

3Nguyên nhân đi cầu ra máu ở trẻ em

Chảy máu trong phân rất thường gặp đặc biệt là trẻ sơ sinh do phải thích nghi với nhiều điều kiện khác khi ở trong bụng mẹ.

4Dấu hiệu của đi cầu ra máu tươi

Đi cầu ra máu tươi ban đầu bạn sẽ nhận thấy phân lẫn trong máu hoặc nhìn thấy máu trên giấy vệ sinh khi lau. Càng về sau máu có thể chảy nhỏ thành từng giọt và bắn thành tia.

Màu máu trong phân có thể màu đỏ tươi, màu đen, màu sẫm, đôi khi có mùi hắc ín.

5Biến chứng nguy hiểm

Ngoài dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý nguy hiểm của đường tiêu hoá, đi cầu ra máu tươi còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

6Cách chẩn đoán bệnh

Tình huống khẩn cấp

Nếu lượng máu mất nhiều trong thời gian ngắn, các chỉ số sinh hiệu bao gồm mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ không ổn định các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định để loại trừ các tình trạng nguy hiểm cấp tính như:

Chụp CT: đánh giá xem có lỗ thủng hay không.

Nếu không có lỗ thủng, sẽ tiến hành nội soi, xác định vị trí chảy máu.

Tình huống không khẩn cấp

Khi không có dấu hiệu đe dọa đến tính mạng, các bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, dựa vào đó có thể chỉ định những xét nghiệm sau:

7Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu bạn thấy xuất hiện máu trong phân nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Nếu gặp một trong số những dấu hiệu sau phải đến ngay các cơ sở y tế.

Đau bụng dữ dội là một dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ ngay

Đau bụng dữ dội là một dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ ngay

Các địa chỉ khám chữa bệnh uy tín

Nếu gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu, nên đến các khoa tiêu hoá của các bệnh viện đa khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý một số bệnh viện uy tín.

8Các phương pháp chữa bệnh

Các phương pháp chữa bệnh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và vị trí chảy máu.

Nếu chảy máu do loét, nhiễm trùng, viêm: điều trị nội khoa.

Nếu nguyên nhân chảy máu là ung thư cần kết hợp một số cận lâm sàng để xác định giai đoạn và phương pháp điều trị phù hợp.

Trong các trường hợp để ngăn chảy máu cấp tính có thể phải làm một số phẫu thuật như: tiêm thuốc để cầm máu, đốt điện để cầm máu, kẹp các vị trí chảy máu.

9Biện pháp phòng ngừa

Ăn các thực phẩm giàu chất xơ để giúp đường tiêu hoá khoẻ mạnh

Ăn các thực phẩm giàu chất xơ để giúp đường tiêu hoá khoẻ mạnh

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản như nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị về đi cầu ra máu tươi. Nếu thấy bài viết này hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân bạn bè nhé!

Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/nguyen-nhan-di-dai-tien-ra-mau-a43657.html