Bệnh u não có nguy hiểm không? 9 biến chứng thường gặp và cách xử trí

Bệnh u não có nguy hiểm không hay nguy hiểm đến mức nào là mối quan tâm của nhiều người bởi đây là bệnh nghiêm trọng. Trên thực tế, mức độ nguy hiểm của bệnh u não thường phụ thuộc vào tính chất, vị trí, kích thước của khối u.

u não có nguy hiểm không

Các tổn thương ở não đều có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, không phải mọi người bệnh bị u não đều có nguy cơ tử vong. Vậy, bị u não có nguy hiểm không? Khối u não có nguy hiểm không?

U não là gì?

U não hay u hệ thần kinh trung ương (CNS) là tập hợp các tế bào não phát triển bất thường vượt ngoài sự kiểm soát của cơ thể. Khối u não có thể phát triển ở bất kỳ nơi nào trong não hoặc hộp sọ bao gồm lớp lót bảo vệ não, nền sọ, thân não, các xoang, khoang mũi… U não có thể hình thành trực tiếp từ hệ thần kinh trung ương (tế bào não, tế bào đệm) hoặc bắt nguồn từ bộ phận khác trong cơ thể sau đó di căn đến não. Để biết khối u trong não có nguy hiểm không, trước tiên bạn cần tìm hiểu bản chất và đặc điểm của bệnh lý này. (1)

Hiện nay, có hơn 120 loại u não khác nhau, phân loại theo các nhóm đặc điểm, bao gồm:

khối u não có nguy hiểm không
U não có nguy hiểm không tùy thuộc vào các yếu tố như vị trí, phân loại và tốc độ phát triển của khối u

Bệnh u não có nguy hiểm không?

Bệnh u não có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong nếu khối u có kích thước lớn hoặc ác tính. Khi đó, khối u não có thể gây áp lực lên những vùng não khỏe mạnh hoặc lan sang khu vực lân cận; tắt nghẽn sự lưu thông của dịch não tuỷ xung quanh não dẫn đến hiện tượng tăng áp lực nội sọ. Một số tế bào khối u có thể di chuyển đến các vị trí xa hơn trong não hay cột sống thông qua dịch tủy sống. Trong trường hợp u não phát triển thành ung thư, tiên lượng bệnh thường không được khả quan, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng u não nguy hiểm

Biến chứng khối u ở não có nguy hiểm không? Các khối u não có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống và tuổi thọ của người bệnh. Biến chứng u não xảy ra như thế nào còn tùy thuộc vào vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn của khối u. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnh u não: (2)

1. Động kinh

Động kinh do u não thường xảy ra bởi một số nguyên nhân như: (3)

Ngoài ra, khi bị u não người bệnh phải đối mặt với tình trạng căng thẳng, stress, thiếu ngủ, mệt mỏi… Lâu dần, có thể gây tổn thương tế bào não khiến người bệnh dễ khởi phát các cơn động kinh.

biến chứng động kinh u não nguy hiểm
Động kinh là biến chứng phổ biến của bệnh u não

2. Vấn đề về trí nhớ

Trí nhớ kém do u não có nguy hiểm không? Khối u não hoặc quá trình điều trị bệnh có thể gây ra các vấn đề liên quan đến trí nhớ, trong đó có suy giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ. Lý do, nhiều vùng não nắm giữ nhiệm vụ lưu trữ và gợi nhớ ký ức, đặc biệt là vùng thùy trán và thùy thái dương. Nếu khối u phát triển ở các vùng não này, người bệnh có thể phải đối mặt với những vấn đề về trí nhớ. Ngoài ra, các phương pháp điều trị u não như phẫu thuật, hóa/xạ trị có thể gây ra biến chứng mất trí nhớ cho người bệnh.

Tình trạng mất trí nhớ sau điều trị u não có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, thậm chí vĩnh viễn. Điều này tùy thuộc vào các yếu tố như vị trí khối u, thao tác của bác sĩ, phương pháp điều trị, thể trạng của người bệnh…

3. Thay đổi tính cách và tâm trạng

Trên thực tế, cứ 3 người mắc bệnh u não có thể xảy ra 1 trường hợp bị rối loạn về tính cách và tâm trạng. Nguyên nhân gây thay đổi tính cách có thể đến từ sự chèn ép mô não của khối u hoặc do quá trình điều trị bệnh. Triệu chứng và mức độ rối loạn tính cách, tâm trạng ở mỗi người bệnh có thể khác nhau. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp u não đều bị rối loạn về tâm trạng, tính cách. Những biểu hiện của rối loạn về tính cách và tâm trạng có thể bao gồm:

4. Đau đầu dữ dội

Sự gia tăng áp lực nội sọ do khối u não gây ra có thể làm căng màng cứng (lớp phủ não và tủy sống), gây kích thích các đầu dây thần kinh cảm giác, dẫn đến những cơn đau đầu dữ dội.

Đau đầu cũng có thể là biến chứng sau điều trị u não. Tình trạng đau đầu dữ dội xảy ra ở hơn 90% người bệnh sau phẫu thuật điều trị u não nhưng sẽ thuyên giảm dần cho đến khi vùng não sau mổ được hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra, hóa/xạ trị cũng có thể khiến người bệnh bị đau đầu kéo dài vì tác dụng phụ của tia bức xạ và thuốc hóa chất. (4)

khối u não gây biến chứng đau đầu dữ dội
U não có nguy hiểm không? U não có thể gây ra biến chứng đau đầu dữ dội

5. Buồn nôn, nôn ói

Khối u não có thể gây ra sự mất cân bằng hormone dẫn đến hiện tượng buồn nôn, nôn ói. Tình trạng này cũng có thể là tác dụng phụ của các phương pháp điều trị u não.

Nôn ói do u não có nguy hiểm không? Tùy vào tình trạng bệnh, thể trạng của người bệnh và phương pháp điều trị u não mà hiện tượng buồn nôn, nôn ói ở mỗi người có thể khác nhau nhằm giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

6. Suy giảm thị lực và thính lực

Trong một số trường hợp, khối u não có thể chèn ép dây thần kinh thính giác và thị giác; gây suy giảm khả năng nghe, nhìn. Bên cạnh đó, quá trình điều trị u não có thể tồn tại nguy cơ ảnh hưởng đến dây thần kinh thính giác, thị giác của người bệnh. Người bệnh u não có thể gặp phải các biến chứng liên quan đến thị lực và thính lực bao gồm nhìn mờ, tầm nhìn xuất hiện nhiều hạt li ti, ù tai, đột ngột không nghe được…

7. Khó khăn trong giao tiếp

Mỗi thùy não chịu trách nhiệm điều khiển các chức năng khác nhau, trong đó có các vấn đề liên quan đến giao tiếp. Cụ thể, thùy trán đảm nhận việc điều khiển chức năng liên quan đến sản xuất ngôn ngữ, thùy thái dương điều khiển chức năng xử lý và hiểu thông tin. Do đó, nếu khối u xuất hiện ở hai thùy não này có thể làm ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của người bệnh.

Nguyên nhân là do áp lực từ khối u hoặc quá trình điều trị có thể khiến các tế bào não bị tổn thương, làm suy giảm khả năng ngôn ngữ, tiếp nhận và xử lý thông tin. Một số vấn đề liên quan đến sự suy giảm khả năng giao tiếp như mất ngôn ngữ, gặp trở ngại khi giao tiếp…

8. Thay đổi vật lý trên cơ thể

Khối u não có thể khiến cho người bệnh thay đổi vật lý trên cơ thể vì các yếu tố như:

9. Giảm tuổi thọ hoặc tử vong

U não có nguy hiểm không? Bệnh u não nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, gây suy giảm tuổi thọ. Trong đó, u não ác tính có nguy cơ tử vong cao hơn nhiều lần so với u não lành tính. Vì vậy, cần sớm thăm khám và chữa trị u não giai đoạn đầu đúng cách để có thể ngăn chặn nguy cơ phát triển thành ung thư.

Phải làm gì khi có dấu hiệu u não?

Bên cạnh việc tìm hiểu u não có nguy hiểm không, bạn cần biết cách xử trí khi cơ thể xuất hiện triệu chứng u não. Hãy đến chuyên khoa thần kinh tại cơ sở y tế uy tín để được thăm khám càng sớm càng tốt nếu nhận thấy các dấu hiệu của u não như động kinh, chóng mặt, hoa mắt… và đau đầu bất thường (bao gồm đau đầu dữ dội xảy ra thường xuyên, cường độ đau tăng dần; đau đầu thường xảy ra vào sáng sớm khoảng từ 3 giờ - 5 giờ; đau nhói vùng đầu sau khi vận động, ho hoặc hắt xì). Sớm phát hiện khối u não có thể giúp làm tăng hiệu quả chữa trị, hạn chế biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

nhận biết dấu hiệu u não nguy hiểm
Khi nhận thấy biểu hiện nghi u não, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời

Triển vọng điều trị u não

U não có nguy hiểm không, liệu có triển vọng điều trị khỏi? U não lành tính có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hiện nay, tỷ lệ người bệnh u não lành tính duy trì sự sống sau 5 năm cụ thể như sau: khoảng 96% (người bệnh dưới 14 tuổi), khoảng 97% (từ 15 - 39 tuổi), khoảng 87% (trên 40 tuổi). Trong khi đó, tỷ lệ duy trì sự sống sau 5 năm đối với người bệnh u não ác tính chỉ từ 10 - 33%.

Những phương pháp điều trị bệnh u não phổ biến với tỷ lệ thành công cao bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, dùng thuốc điều trị nhắm mục tiêu, thuốc kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ hồi phục chức năng sau chữa trị. Tùy theo từng tình trạng bệnh, sức khỏe tổng thể của người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị u não phù hợp.

Trong đó, phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng điều trị u não lành tính với tỷ lệ thành công cao. Mặt khác, phác đồ điều trị u não ác tính cần được kết hợp giữa các phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị để gia tăng hiệu quả tiêu diệt và ngăn ngừa khối u tái phát. Đôi khi, u não giai đoạn cuối không được phẫu thuật, người bệnh chỉ cần thực hiện hóa trị hoặc xạ trị nhằm ngăn chặn sự xâm lấn của tế bào khối u, giúp kéo dài sự sống.

Hiện nay, triển vọng điều trị bệnh u não đã có nhiều đột phá vượt trội khi mà các kỹ thuật mổ não hiện đại bậc nhất được ứng dụng ngay tại Việt Nam. Cụ thể, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang triển khai kỹ thuật mổ não bằng thiết bị máy móc hiện đại như kính vi phẫu ứng dụng chức năng chụp huỳnh quang 3D, robot AI Modus V Synaptive, định vị dẫn đường Neuro-Navigation AI thế hệ mới nhất… Việc ứng dụng những kỹ thuật công nghệ tiên tiến này giúp gia tăng hiệu quả điều trị u não, hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng và di chứng sau phẫu thuật, góp phần bảo toàn tối đa chức năng cho người bệnh…

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Hi vọng bài viết đã góp phần giải đáp thắc mắc u não có nguy hiểm không. Mỗi người khi có dấu hiệu nghi ngờ bị u não, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán chính xác.

Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/bien-chung-sau-mo-u-nao-a43958.html