Sau xạ trị ung thư nên ăn gì, kiêng gì để nhanh phục hồi?

Sau xạ trị ung thư nên ăn gì, kiêng gì để hạn chế tác động xấu, hỗ trợ người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe là thắc mắc chung của nhiều người bệnh ung thư. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ góp phần giảm thiểu các tác dụng phụ và tăng hiệu quả điều trị bệnh.

sau xạ trị ung thư nên ăn gì

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư nhằm thu nhỏ và tiêu diệt các tế bào ung thư gây bệnh. Tùy theo khu vực xạ trị và liều xạ trị mà bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng. Ví dụ, xạ trị ở vùng đầu cổ có thể gây chán ăn, buồn nôn, nô, khô miệng, đau miệng, nuốt khó, nuốt đau…; xạ trị vùng bụng, chậu hoặc trực tràng có thể gây buồn nôn, nôn, viêm ruột, tiêu chảy,… Các tác dụng phụ này có thể bắt đầu sau xạ trị khoảng 2 - 3 tuần và kéo dài vài tuần sau khi kết thúc xạ trị.

Tuy nhiên, do chúng ảnh hưởng đến khả năng ăn uống đầy đủ của bệnh nhân nên có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, mệt mỏi, yếu sức và giảm sức đề kháng của cơ thể. Do đó, ở các bệnh nhân sau xạ trị ung thư, một chế độ dinh dưỡng hợp lý theo tư vấn, chỉ định của bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ dinh dưỡng sẽ hỗ trợ bệnh nhân tăng hiệu quả điều trị và hồi phục.

Vai trò của dinh dưỡng sau xạ trị ung thư

Nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng người. Các bác sĩ dinh dưỡng sẽ giúp bạn xác định mục tiêu dinh dưỡng sau xạ trị ung thư và giúp bạn lên kế hoạch để đạt được mục tiêu.

1. Cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể

Khi mắc ung thư, mặc dù bạn vẫn ăn uống bình thường nhưng cơ thể bạn có thể không dự trữ đủ năng lượng do sự phát triển của khối u. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng trong quá trình điều trị là quan trọng để giúp bạn duy trì cân nặng và dự trữ của cơ thể.

Vai trò của dinh dưỡng sau xạ trị ung thư
Sau xạ trị ung thư nên ăn gì để duy trì năng lượng cho cơ thể

2. Giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng

Một chế độ ăn uống thích hợp khi xạ trị giúp cơ thể và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để thúc đẩy sự tái tạo của các mô cơ thể.

3. Chống lại các tác dụng phụ của điều trị và thúc đẩy quá trình phục hồi

Dinh dưỡng đầy đủ trong và sau quá trình xạ trị còn giúp bệnh nhân chịu đựng được tác dụng phụ của xạ trị, giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng tốc độ hồi phục.

Sau xạ trị ung thư nên ăn gì?

Duy trì chế độ ăn uống khoa học sau xạ trị rất quan trọng nhằm hỗ trợ tái tạo các mô khỏe mạnh và hệ thống miễn dịch, nâng cao chất lượng cuộc sống. Sau xạ trị người bệnh nên cung cấp đủ protein, carbohydrate, chất béo thiết yếu, vitamin và khoáng chất,… Các nguồn thực phẩm nên bổ sung bao gồm:

1. Các thực phẩm giàu đạm

Chất đạm giúp duy trì khối cơ, sửa chữa các mô cơ thể và duy trì hệ thống miễn dịch. Nhu cầu chất đạm của bệnh nhân sau xạ trị thường cao hơn so với người khỏe mạnh do tăng chuyển hóa protein và ‘kháng đồng hóa’ gây ra bởi tình trạng viêm toàn thân, giảm hoạt động thể chất và lão hóa. (1)

Các nguồn chất đạm tốt mà bệnh nhân sau xạ trị có thể lựa chọn bao gồm:

2. Các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa là một nguồn năng lượng của cơ thể và có thể giúp chống lại tình trạng viêm, cũng như sửa chữa và thay thế các mô bị tổn thương. (2)

Người bệnh sau xạ trị có thể lựa chọn các thực phẩm sau để cung cấp chất béo không bão hòa cho cơ thể:

sau xạ trị ung thư nên ăn gì
Bệnh nhân sau xạ trị nên ăn các thực phẩm giàu omega 3

3. Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Chất xơ trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, kiều mạch,… có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh tình trạng táo bón, đầy hơi. Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc nguyên hạt này còn cung cấp carbohydrate phức, vitamin và khoáng chất nên sẽ là lựa chọn phù hợp với bệnh nhân sau xạ trị.

4. Các loại rau củ quả tươi

Sau xạ trị ung thư, người bệnh nên ăn thêm rau củ quả tươi vì trong các thực phẩm này chứa một lượng carbohydrate phức có thể giúp tăng năng lượng trong chế độ ăn. Đồng thời, chúng cũng cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Một số loại rau củ tươi như: bông cải xanh, ớt chuông,… chứa nhiều vitamin C hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Các hợp chất phytochemical, carotenoid, beta caroten trong rau củ và trái cây tươi cũng có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, phù hợp cho người bệnh đã xạ trị. (3)

Bệnh nhân sau xạ trị kiêng ăn gì?

Nhiều người thắc mắc sau xạ trị ung thư nên kiêng ăn gì hay có cần lưu ý thực phẩm nào không? Để phòng ngừa ảnh hưởng xấu của chế độ ăn đối với sức khỏe thì người bệnh sau xạ trị nên hạn chế sử dụng những thực phẩm sau:

1. Thực phẩm chế biến sẵn

Sau xạ trị ung thư nên ăn gì, có nên ăn thực phẩm chế biến sẵn không? Thực phẩm chế biến sẵn thường có nhiều chất bảo quản, phẩm màu, hương liệu… ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, hơn nữa các loại thức ăn này có giá trị dinh dưỡng thấp, không bổ sung đủ nguồn năng lượng cho cơ thể. Người bệnh nên tránh các thực phẩm chế biến sẵn như cá hộp, thịt hộp, xúc xích…

2. Rượu, bia

Người bệnh ung thư sau xạ trị không nên sử dụng rượu, bia bởi lẽ chúng có thể gây kích ứng, làm chậm quá trình hồi phục và làm nặng nề hơn các tác dụng phụ.

3. Các loại đồ uống chứa nhiều caffein

Các loại đồ uống chứa nhiều caffein như trà, cà phê là có thể làm nặng thêm tình trạng khô miệng ở các bệnh nhân sau xạ trị, do đó nên hạn chế sử dụng.

bệnh nhân sau xạ trị nên ăn gì, Thực phẩm chứa nhiều caffein
Thực phẩm chứa caffein làm trầm trọng hơn các tác dụng phụ sau xạ trị

4. Thực phẩm sống, thực phẩm nghi bị nhiễm bẩn, ôi thiu

Thực phẩm bẩn, ôi thiu có khả năng gây nhiễm trùng trong trạng thái miễn dịch suy yếu, làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Người bệnh nên bảo quản thực phẩm sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng, không dùng thực phẩm có màu hoặc mùi lạ.

Lưu ý trong chế độ ăn cho người bệnh sau xạ trị ung thư

Người bệnh trong và sau xạ trị cần có một chế độ ăn phù hợp để chống lại các tác dụng phụ và tăng cường hồi phục. Một số lời khuyên về chế độ ăn uống mà người bệnh ung thư sau xạ trị có thể tham khảo như.

1. Ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên

Sau xạ trị, người bệnh có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, buồn nôn… Do đó, người bệnh có thể thay chế độ ăn 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ cách nhau mỗi 2 - 3 giờ chứ không nên đợi đến khi đói mới ăn. Phương pháp này giúp dễ tiêu hóa, người bệnh có thể ăn nhiều hơn mà không gây đầy bụng hay buồn nôn.

2. Thức ăn mềm

Nếu người bệnh sau xạ trị gặp phải tác dụng phụ là loét miệng gây khó khăn trong việc ăn uống thì nên chọn những thực phẩm mềm, lỏng như sữa chua, sinh tố,… thay cho các thực phẩm khô, cứng để có thể dễ dàng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà không làm đau miệng/cổ họng.

3. Sử dụng các loại thức uống có năng lượng thay cho nước lọc

Người bệnh ung thư sau xạ trị có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước giàu năng lượng và đạm như sữa, sữa lắc, sinh tố,… để bổ sung thêm năng lượng trong chế độ ăn hàng ngày. Người bệnh có thể thử thêm sữa bột vào sinh tố và đồ uống để bổ sung thêm năng lượng và chất dinh dưỡng mà không làm tăng thể tích quá nhiều.

4. Lựa chọn và chế biến thức ăn để kiểm soát các tác dụng phụ sau xạ trị

Sau xạ trị, người bệnh ung thư có thể sẽ xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh nên chú ý các vấn đề sau:

Lưu ý: Các thông tin trên chỉ là hướng dẫn chung về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sau xạ trị. Việc người bệnh nên ăn gì, kiêng gì có thể khác nhau ở mỗi người bệnh. Điều này còn tùy thuộc vào các yếu tố như vị trí, cơ quan điều trị bằng bức xạ và các tác dụng phụ mà người bệnh gặp phải.

Bao lâu sau xạ trị có thể ăn uống bình thường trở lại?

Bệnh nhân sau xạ trị nên ăn gì, bao lâu thì ăn uống bình thường trở lại? Tùy tình trạng bệnh, thời gian xạ trị và các tác dụng phụ cụ thể gặp phải như đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi, thay đổi khẩu vị, tiêu chảy, khô miệng… mà thời gian ăn uống bình thường trở lại của người bệnh có thể khác nhau. Thông thường trong vài tuần hoặc vài tháng, khi cơ thể bắt đầu hồi phục thì người bệnh có thể dần dần ăn lại các loại thực phẩm bình thường.

Bệnh nhân sau xạ trị cần tư vấn với bác sĩ dinh dưỡng

Mỗi người bệnh ung thư sẽ có mục tiêu dinh dưỡng khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi bệnh nhân sẽ phản ứng khác nhau sau xạ trị, tùy vào tác dụng phụ mà chế độ dinh dưỡng sẽ có sự điều chỉnh phù hợp. Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh cần lắng nghe cơ thể và điều chỉnh chế độ ăn theo nhu cầu của bản thân.

Ngoài ra, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hỗ trợ xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Nếu được can thiệp dinh dưỡng phù hợp, người bệnh có thể tăng khả năng chịu đựng với các tác dụng phụ của xạ trị và hỗ trợ quá trình hồi phục sau xạ trị.

Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM chuyên khám, điều trị và tư vấn dinh dưỡng, xây dựng thực đơn, công thức, khẩu phần và chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bệnh và người bình thường có nhu cầu.

Các bác sĩ, chuyên viên tại Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, tận tâm đưa ra tư vấn, lời khuyên về chế độ ăn uống an toàn, hợp lý dựa trên thông tin về bệnh sử, nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn về sức khỏe tại Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp qua:

Sau xạ trị ung thư nên ăn gì, kiêng gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để tìm hiểu thêm chế độ dinh dưỡng cho từng trường hợp cụ thể, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Ung bướu hoặc Dinh dưỡng để được chỉ định thực hiện các kiểm tra nếu cần, nhận chẩn đoán và tư vấn chi tiết từ các bác sĩ chuyên khoa.

Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/xa-tri-nen-kieng-gi-a44003.html