Những điểm khác nhau giữa vi khuẩn gram âm và gram dương

Phương pháp dựa vào màng tế bào là cách phổ biến nhất để phân biệt vi khuẩn gram âm và gram dương. Năm 1884, Christian Gram - một nhà vi khuẩn học đã làm thử nghiệm trên một loại vi khuẩn để đánh giá xem có lớp màng dày peptidoglycan hay không. Vi khuẩn có lớp peptidoglycan dày được gọi là vi khuẩn gram dương, trong khi vi khuẩn có lớp peptidoglycan mỏng được gọi là vi khuẩn gram âm. Để hiểu rõ hơn về hai loại vi khuẩn này, mời bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Sự khác nhau về cấu tạo giữa vi khuẩn gram âm và gram dương

Để phân biệt giữa vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương, chúng ta cần tìm hiểu về phương pháp nhuộm gram. Đây một phương pháp được Hans Christian Gram phát triển vào năm 1884 để phân loại vi khuẩn gram dương và gram âm dựa trên cấu trúc thành tế bào của chúng một cách nhanh chóng.

Phương pháp này sử dụng thuốc nhuộm màu tím pha lê (crystal violet) để nhuộm vi khuẩn. Sau đó, dùng dung dịch khử màu để phân biệt 2 loại vi khuẩn này. Nếu vi khuẩn giữ được màu của thuốc nhuộm (màu tím), kết luận đó là vi khuẩn gram dương. Khả năng giữ màu nhờ vào thành tế bào được cấu tạo từ một lớp peptidoglycan dày. Ngược lại, nếu vi khuẩn không giữ được màu thuốc nhuộm thì đó là vi khuẩn gram âm. Do thành tế bào vi khuẩn gram âm là một lớp peptidoglycan mỏng và màng ngoài chứa lipopolysaccharide (thành phần này không có trong vi khuẩn gram dương).

Những điểm khác nhau giữa vi khuẩn gram âm và gram dương 1Phân biệt giữa vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương dựa vào phương pháp nhuộm gram

Mỗi loại vi khuẩn đều có cấu tạo, hình dạng và cách thức hoạt động khác nhau. Phân biệt giữa vi khuẩn gram âm và gram dương đóng một vai trò quan trọng trong việc nhận diện, phân lập và định danh các loại vi khuẩn. Thông qua việc này, chúng ta có thể xác định một cách chính xác tình trạng của người bệnh, loại vi khuẩn gây bệnh, đề xuất phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Sự khác nhau về khả năng lây bệnh giữa vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương

Tất cả các loại vi khuẩn, bao gồm vi khuẩn gram âm và gram dương đều có khả năng gây bệnh. Vi khuẩn gram dương gây bệnh bằng cách tiết ra các protein độc được gọi là ngoại độc tố. Các ngoại độc tố này thường được tổng hợp bên trong tế bào nhân sơ và sau đó được giải phóng ra bên ngoài tế bào. Chúng gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan và mô trong cơ thể. Một số vi khuẩn gram âm cũng có khả năng sản xuất ngoại độc tố.

Trên vi khuẩn gram âm có sự hiện diện của các phân tử lipopolysaccharide (LPS) ở màng ngoài tế bào. LPS là một phức hợp glycolipid lớn, giúp bảo vệ vi khuẩn khỏi các chất gây hại. Đồng thời, LPS cũng là một loại nội độc tố (endotoxin) có khả năng gây ra viêm nhiễm và sốc nhiễm trùng ở người nếu nó xâm nhập vào hệ tuần hoàn.

Thông thường, bệnh do vi khuẩn gram âm gây ra sẽ nguy hiểm hơn so với vi khuẩn gram dương. Nguyên nhân chính là do màng ngoài của vi khuẩn gram âm được bao bọc bởi một lớp màng, lớp màng này khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể khó phát hiện được sự xâm nhập của vi khuẩn. Hơn nữa, lớp màng ngoài này của vi khuẩn gram âm chứa một lượng cao LSP, là một tác nhân gây sốt và làm tăng cường phản ứng viêm, có thể gây ra tình trạng sốc nhiễm khuẩn vô cùng nguy hiểm.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên xem nhẹ vi khuẩn gram dương, do chúng vẫn có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng như viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng huyết, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu,... Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chúng có thể dẫn đến tử vong.

Những điểm khác nhau giữa vi khuẩn gram âm và gram dương 2Vi khuẩn gram dương có thể gây ra bệnh nhiễm trùng máu nguy hiểm

Khi xâm nhập vào cơ thể, cả vi khuẩn gram dương và gram âm đều có khả năng gây ra nhiều loại bệnh khác nhau và mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào loại vi khuẩn cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm luôn là quan trọng để đảm bảo bệnh được kiểm soát và điều trị một cách hiệu quả.

Phòng tránh và điều trị vi khuẩn gram âm và gram dương

Vi khuẩn tồn tại khắp mọi nơi, chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua nhiều cách như qua đường hô hấp, qua sinh hoạt hàng ngày,... Chúng ta đều biết rằng "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Vì vậy, việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng.

Cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng loại như cấu tạo, yếu tố dịch tễ và bệnh học của chúng. Do đó, mỗi loại vi khuẩn đều có cách phòng ngừa riêng. Việc nắm rõ thông tin về các loại vi khuẩn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa nhiễm khuẩn. Nhận biết và phát hiện sớm nhiễm loại vi khuẩn nào sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra một cách thuận lợi, kịp thời và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố quan trọng trong quản lý phòng ngừa cho cả hai nhóm vi khuẩn gram âm và gram dương, bao gồm:

Những điểm khác nhau giữa vi khuẩn gram âm và gram dương 3Sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ để điều trị nhiễm khuẩn

Bài viết trên đây đã chia sẻ về sự khác nhau giữa vi khuẩn gram âm và gram dương. Tuy nhiên, các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tổng quan. Để biết thêm chi tiết về 2 loại vi khuẩn này, hãy liên hệ với các chuyên gia y tế hoặc bác sĩ.

Xem thêm:

Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/nguoi-ta-chia-vi-khuan-ra-hai-loai-la-vi-khuan-gram-duong-va-vi-khuan-gram-am-dua-vao-a44354.html