Soạn bài Lão Hạc | Văn 8 tập 2 Cánh diều

1. Soạn bài Lão Hạc: Chuẩn bị

1.1 Tác giả Nam Cao

a. Cuộc đời

- Nhà văn Nam Cao sinh ngày 29 tháng 10 năm 1915 nhưng trên giấy khai sinh ghi năm 1917 với tên thật là Trần Hữu Trí.

- Nguyên quán của ông là ở làng Đại Hoàng, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

- Bút danh của ông cũng là tên ghép từ hai chữ trong quê hương là “Nam” trong huyện Nam Sang và “Cao” trong tổng Cao Đà.

b. Thành tựu sáng tác

- Nam Cao không chỉ là một nhà văn, nhà thơ mà còn là một nhà báo và người người chiến sĩ của chiến trường Việt Nam.

- Ông được đánh giá là một tác giả lớn về dòng văn hiện thực trong khoảng thời gian trước cách mạng tháng 8 và là nhà báo kháng chiến khi cách mạng kết thúc.

- Ông chính là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trong thế kỷ XX. Tác giả Nam Cao đã đóng góp một lượng lớn tiểu thuyết và truyện ngắn cho kho tàng văn học nước nhà.

1.2 Tác phẩm Lão Hạc

a. Tóm tắt

Lão Hạc đang sống cô độc với chú chó Vàng khi mà giờ đây vợ ông đã mất còn cậu trai duy nhất lại vì đói nghèo không lấy được vợ mà đi làm ở đồn điền cao su xa nhà. Cậu vàng chính là thành viên duy nhất bầu bạn sáng tối với ông nhưng vì quá nghèo đói không đủ ăn mà ông đã phải tính toán bán cậu Vàng đi. Sau khi bán chó, lão Hạc dường như đã tính trước luôn tương lai của mình khi nhờ ông Giáo trông nom nhà cửa và gửi ông số tiền còn lại của mình. Sự khó khăn chồng chất khó khăn khiến cho lão Hạc dần xa cách hàng xóm láng giềng, khiến cho mọi người hiểu nhầm ông. Để rồi ông chọn cách kết thúc cuộc sống của mình, kết thúc đời khổ đau bằng bả chó.

b. Nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện

Mối quan hệ của Lão Hạc với ông Giáo là hàng xóm láng giềng.

c. Đề tài

Đề của tác phẩm là về giai cấp nông dân trong xã hội phong kiến cũ.

d. Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề Lão Hạc có thể dễ dàng gợi cho người đọc suy nghĩ về số phận những người nông dân thấp cổ bé họng cũng như sự căm phẫn với chế độ thực dân nửa phong kiến.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Cánh diều

2. Soạn bài Lão Hạc: Đọc hiểu

2.1 Đoạn văn “Tôi cũng ngồi lặng lẽ […] tôi quý năm quyển sách của tôi…” thuật lại những sự kiện liên quan đến nhân vật nào?

Đoạn văn “Tôi cũng ngồi lặng lẽ […] tôi quý năm quyển sách của tôi…” đã thuật lại những sự kiện liên quan đến nhân vật Ông giáo.

2.2 Đoạn văn này giúp em hiểu thêm được gì về hoàn cảnh của nhân vật lão Hạc?

Đoạn văn này đã giúp em hiểu về hoàn cảnh của nhân vật Lão Hạc. Ông nghèo khó, vợ thì mất sớm để lại cho ông đứa con trai. Nhưng vì quá đói nghèo mà cậu con trai đã đi làm ở đồn điền cao su không thấy trở lại, chỉ để lại con chó Vàng cho ông bầu bạn.

2.3 Những lời nói của lão Hạc với “cậu Vàng” thể hiện điều gì?

Những lời nói của lão Hạc với “cậu Vàng” chính là nỗi nhớ của ông với người con trai xa nhà không thấy ngày trở về. Đây cũng chính là tình cảm của ông dành cho cậu Vàng.

2.4 Chú ý cách Nam Cao miêu tả nhân vật Lão Hạc qua ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lý.

Cách nhà văn Nam Cao miêu tả nhân vật Lão Hạc:

2.5 Câu nói của lão Hạc “chua chát” ở chỗ nào?

Câu nói của lão Hạc “chua chát” ở chỗ: Tuy thật lòng lão rất yêu thương cậu Vàng nhưng do hoàn cảnh quá khó khăn lão đã phải nhịn đau mà bán cậu Vàng đi. Lão đành tìm cho chính bản thân mình một lý do để che đậy nỗi đau của mình chính là để cậu hóa kiếp khác thành người.

2.6 Chú ý thái độ của ông giáo qua lời nói và hành động.

Qua lời nói và hành động, có thể thấy được ông Giáo có thái độ đồng cảm, chia sẻ và an ủi lão Hạc.

2.7 Qua những việc nhờ ông giáo, nhân vật lão Hạc đã thể hiện được đặc điểm nào?

2.8 Những từ ngữ nào thể hiện sự nhún nhường hết mức của lão Hạc?

Những từ ngữ thể hiện sự nhún nhường hết mức của lão Hạc: “cắn rơm cắn cỏ”, “ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương”…

2.9 Chú ý tình cảnh của Lão Hạc.

Lão Hạc ở trong tình cảnh nghèo khó, không có cơm để ăn mà phải ăn khoai, ăn rau hay đào củ chuối ăn sống qua ngày.

2.10 Lời tâm sự của nhân vật ông giáo ở đây là nói với ai?

Lời tâm sự của nhân vật ông giáo ở đây là nói với chính người đọc, cũng như lời độc thoại để độc giả có thể hiểu hơn về vợ mình.

3. Soạn bài Lão Hạc: Trả lời câu hỏi cuối bài

3.1 Câu 1 trang 13 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10 - 15 dòng.

Lão Hạc là một lão nông dân khốn khổ. Dù rất khó khăn, vất vả nhưng ông luôn sống hiền lành, lương thiện và giàu lòng tự trọng. Ông không bao giờ phàn nàn về hoàn cảnh của mình hay làm phiền đến bất cứ ai. Vợ ông mất sớm, con trai ông không đủ tiền lấy vợ nên đã bỏ nhà bỏ xứ đi làm công nhân đồn điền cao su không trở về. Điều này khiến lão Hạc rất buồn. Con trai chỉ để lại cho ông con chó Vàng bầu bạn. Ông chỉ có mỗi cậu con trai nhưng giờ đây anh cũng đi mất rồi, ông không biết con mình sống hay chết như thế nào. Cuộc sống ngày càng khó khăn, căn bệnh đẩy lão Hạc vào ngõ cụt. Dù khó khăn hay ốm đau đến đâu, ông vẫn quyết làm mọi cách để giữ lại mảnh vườn cho con trai. Sau một trận bạo bệnh, ông trở nên kiệt sức, nghèo khó và bất hạnh nên phải bán chú chó Vàng để gửi tiền và mảnh vườn cho ông Giáo giữ hộ.Ông ta lặng lẽ xin hàng xóm bả chó và lựa chọn tự sát bằng chính số bả đó. Cái chết của ông thật khủng khiếp và đau đớn. Nguyên nhân cái chết đau đớn của ông không ai biết được ngoại trừ ông Giáo và người hàng xóm đã cho ông bả.

3.2 Câu 2 trang 13 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Truyện có những nhân vật nào đáng chú ý? Phần (1) và (2) (in chữ nhỏ) mở đầu văn bản có vai trò như thế nào đối với phần sau của truyện?

3.3 Câu 3 trang 13 SGK Văn 8/2 Cánh diều

a. Hoàn cảnh lão Hạc trong truyện có gì đặc biệt? Người đọc biết được hoàn cảnh ấy qua lời kể của ai?

- Hoàn cảnh của lão Hạc qua chính lời lão

- Hoàn cảnh của lão Hạc qua lời kể của ông giáo

b. Phân tích diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con chó Vàng. Theo em, nguyên nhân nào khiến lão Hạc có hành động và tâm trạng như vậy?

- Hành động sau khi bán cậu Vàng:

- Tâm trạng sau khi bán cậu Vàng:

- Nguyên nhân dẫn đến những hành động và tâm trạng đó:

c. Trước khi chết, lão Hạc đã chuẩn bị những gì? Tìm các chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc. Từ các chi tiết đó, em nhận xét gì về nhân vật này?

- Chuẩn bị của lão Hạc trước khi chết:

- Những chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc

- Nhận xét của cá nhân em về nhân vật lão Hạc”

3.4 Câu 4 trang 13 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Em có nhận xét gì về nhân vật ông giáo (hoàn cảnh, suy nghĩ, thái độ, tình cảm dành cho lão Hạc…)? Chỉ ra vai trò của nhân vật này trong văn bản.

- Hoàn cảnh của ông giáo:

- Suy nghĩ:

- Tình cảm của ông giáo với lão Hạc:

=> Ông giáo có vai trò quan trọng, như là tiếng lòng của chính tác giả khi nói về lão Hạc. Ông còn là người kể chuyện, giúp hoàn cảnh của lão Hạc sáng rõ hơn và câu chuyện trở nên sinh động dễ hiểu hơn.

3.5 Câu 5 trang 13 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Theo em, với truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao đã gửi gắm những điều gì khi viết về người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám 1945?

3.6 Câu 6 trang 13 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Chỉ ra những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc. Trong đó, em ấn tượng nhất với yếu tố nào? Vì sao?

- Những yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Lão Hạc:

3.7 Câu 7 trang 13 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao?

Trong truyện, em thích nhất đoạn văn “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta… không bao giờ ta thương....”Bởi qua đó có thể thấy được triết lý cuộc sống và sự cảm thông của tác giả với những người nông dân, người lao động trong xã hội cũ. Chính bản thân họ đã quá khổ, quá vất vả nên không còn sức xót thương cho người khác.

Hy vọng qua Soạn bài Lão Hạc, Văn 8 tập 2 Cánh diều mà Vuihoc đã giúp các em có cái nhìn khách quan hơn về nhân vật Lão Hạc cũng như xã hội phong kiến thực dân. Vuihoc sẽ cập nhập rất nhiều bài soạn mới, các em hãy thường xuyên theo dõi nhé!

Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/van-8-lao-hac-a44888.html