13 loại rau tự nhiên nấu canh cực ngon mà ít ai biết

Nhiều loại rau tự nhiên có vị rất ngon và rất đặc trưng ở khắp các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam. Nhiều loại dễ tìm những cũng có loại rất khó mua. Một số loại rau vườn, rau rừng còn có giá trị dinh dưỡng cao, các chất tốt cho sức khỏe, trị các loại bệnh mất ngủ, nhức mỏi,… được đông y công nhận.

Dưới đây là danh sách một số loại rau tự nhiên mà các bạn có thể dùng nấu canh, nấu lẩu rất ngon. Một số loại có thể ăn sống.

Rau đắng đất: Mọc hoang nhiều nơi, vị đắng nhẹ, tốt cho sức khỏe. Dùng nấu canh, xào, luộc chấm mắm kho.

Rau cải trời: Dễ trồng, mọc quanh năm. Vị ngọt thanh, dùng nấu canh, xào, luộc. Trong rau cải trời có chứa nhiều dưỡng chất như cineol, fenchone, citral, flavonoid, glycosid,…tốt cho sức khỏe.

Đọt nhãn lồng: Phần non, mềm cây nhãn lồng. Vị chua ngọt, dùng nấu canh, xào, luộc chấm mắm kho. Nhãn lồng là loại dây rất quen thuộc, mọc rất nhiều trong vườn nhà mà người dân thường hái đọt để làm thực phẩm.

Đọt lang: Phần non, mềm cây lang. Vị ngọt thanh, dùng nấu canh, xào, luộc chấm mắm kho.

Bông điên điển: Hoa cây điên điển, mọc vùng đất thấp ven sông. Bông điên điển bùi bùi, vị ngọt ngọt điểm thêm chút vị hơi nhẫn nhẹ. Mang đi nấu canh chua, nhúng lẩu hay luộc ăn cùng các món kho thì ngon khỏi phải bàn.

Rau trai: Mọc vùng đất ẩm thấp ven sông. Vị ngọt thanh, dùng nấu canh, luộc. Rau trai là thực vật thân thảo có lông tơ mềm, với chiều cao trung bình từ 20 - 60 cm.

Rau dớn: Rau dớn không chỉ là một loại thực phẩm được yêu thích với sự đa dạng trong chế biến món ăn mà còn là dược liệu tự nhiên đáng quý. Mọc núi cao. Vị ngọt thanh, giòn, dùng xào, nấu canh, làm nộm.

Rau tầm bóp: Mọc nơi ẩm thấp. Vị chua chua, dùng nấu canh, luộc chấm mắm kho. Rau tầm bóp xào tỏi mang hương vị thơm ngon nhờ có sự kết hợp của hương tỏi thơm nức mũi và tau tầm bóp tươi xanh, thanh mát.

Rau ngót rừng: Mọc núi cao. Vị ngọt thanh, bùi, dùng nấu canh, luộc chấm mắm kho. Rau ngót rừng là một loại rau đặc trưng chỉ có ở vùng núi đá, vị ngọt và lạ miệng nên được rất nhiều người ưa chuộng.

Rau đắng biển: Mọc ven biển. Vị đắng nhẹ, tính mát, dùng nấu canh, luộc chấm mắm kho. Rau đắng biển là loại thực vật có nguồn gốc lâu đời, thường được sử dụng trong y học Việt Nam và y học thế giới để làm thuốc chữa bệnh.

Rau lủi biển: Mọc nhiều ở đảo như Phú Quý, rất giống rau lẻ nhưng lá cứng và to hơn. Vị đậm hơn, có thể ăn với lẩu hoặc luột hay ăn sống đều được.

Rau lẻ: Mọc nhiều ở các vùng biển và biển đảo. Vị nhẫn nhẫn nhẹ, chát thanh, tính mát, dùng nấu canh, luộc chấm mắm kho, hoặc có thể ăn sống.

Rau lủi rừng: Rau lủi là loại rau rừng được biết đến với nhiều tên gọi khác như kim thất, thân cây lủi thuộc loại bò trường, màu tím. Rau lũi rừng hỗ trợ điều hoà máu huyết, an thần, giảm đau nhức.

Do nhu cầu nhiều, nên có nhiều loại rau tự nhiên kể trên được người dân trồng trọt để đủ nguồn cung. Cho nên bạn nên chọn mua ở nơi có uy tín để an tâm sử dụng. Ngoài ra ăn quá nhiều cũng có thể có tác dụng phụ, hoặc dị ứng. Chúc các bạn có những bữa ăn dinh dưỡng và ngon miệng.

Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/cac-loai-rau-tu-nhien-a53744.html