Mâm Cúng Tất Niên

Ngày nay nhu cầu sử dụng dịch vụ cho gia đình, công ty ... là nhu cầu tất yếu của mọi người. Trong đó hình thức vừa mang lại tính thẩm mỹ cao, vừa Tâm Linh, an toàn thực phẩm vừa có chi phí hợp lý là hình thức Đặt mâm đồ cúng trọn gói. Nếu bạn đang tìm Dịch vụ cung cấp đồ cúng trọn gói thì Docungviet.vn là câu trả lời tuyệt vời dành cho bạn!

Nguồn gốc và ý nghĩa của mâm cúng Tất niên cuối năm.

Cứ vào những ngày giáp Tết là trên mọi miền đất nước đi đâu người ta cũng thấy những mâm cỗ cúng cuối năm với khỏi hương quyện tỏa, đèn nến linh thiêng, lễ vật ấm cúng gợi nhắc cho mọi người thấy nôn nao trong lòng về một cái Tết sắp đến.

Tất niên tức là kết thúc một năm cũ và bắt đầu một năm mới. Lễ cúng Tất niên ban đầu được hiểu như buổi lễ báo hoàn tất (công việc) trong năm, tức cúng các tổ nghề đã phù hộ cho công việc làm ăn, nhưng vì không phải thợ nào cũng có vị tổ nghề rõ ràng nên dần dà, mọi nhà đều cúng. Lễ cúng thường vào các ngày từ 23 đến 29 hoặc 30 Tết.

Đây là phong tục tập quán lâu đời của người Việt mang nét đẹp văn hóa. Vào ngày này, mọi thành viên trong gia đình thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng nhau đón giao thừa và gửi những lời chúc tốt đẹp cho nhau nhân dịp năm mới. Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúng và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.

Vì Tất niên luôn có ý nghĩa tích cực và là phong tục lâu đời của người Việt ta nên phần lớn các công ty, xí nghiệp, thương nghiệp, hội đoàn thường tổ chức tiệc Tất niên vào những buổi chiều hay buổi tối cuối năm để ăn mừng công việc, những dự án thành công, sự phát triển, tăng trưởng của công ty trong năm vừa qua, đồng thời chào đón năm mới đang đến gần.

Lễ vật cần chuẩn bị cho Mâm cúng tất niên

Lễ cúng Tất niên là một lễ truyền thống nhưng lễ vật cúng không cần phải quá cầu kỳ, miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh… đã gia hộ bình an trong một năm qua.

Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng trời, đất ở khoảng sân trước nhà. Mỗi mâm cỗ cũng tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình gọi là “tùy tiền mãi lễ” đừng quá lãng phí mà nên “lễ bạc lòng thành” thì thần linh sẽ cảm cách, chứng giám. Tùy theo truyền thống tín ngưỡng từng nhà mà chọn cách trang trí và sắp đặt bàn thờ cho phù hợp. Nhưng phải luôn hiểu và tôn kính bàn thờ là nơi tưởng nhớ là thế giới tâm linh do vậy mà phải thật trang nghiêm, ấm cúng. Lễ vật cúng Tất niên trước hết là hương và đèn, hương là tượng trưng cho tinh tú là sự kết nối giữa âm và dương, đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên bàn thờ) rồi thì tùy theo văn hóa tín ngưỡng của từng gia đình, trong từng vùng miền văn hóa khác nhau mà có thêm những vật cụ khác nhau để tượng trưng cho tấm lòng của gia đình cầu tài, cầu lộc hay cầu bình an trong gia đạo, sau đó là làm mâm cỗ.

Mâm lễ cũng có thể thịnh soạn hoặc thanh đạm nhưng không thể thiếu một số thành phần bắt buộc theo phong tục của người Việt Nam ngoài hương hoa, vàng mã, đèn nến thì có thêm trầu cau, rượu, trà, bánh chưng… được bầy biện trang nghiêm.

Thức ăn trong lễ cúng Tất niên thì nói lên sở thích của từng vùng miền. Hầu như tiệc Tất niên nào của người Bắc đều có gà luộc lá chanh và giò thủ. Người miền Nam thường có tôm khô, củ kiệu, thịt kho nước dừa ăn chung với dưa giá.

Cỗ mặn hoặc cỗ chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết và bày biện đầy đặn trang nghiêm.

Bài cúng Lễ Tất niên chiều 30 tết

Văn Khấn Chiều 30

Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/mam-cung-tat-nien-trong-nha-a54557.html