Cách tính lực siết bu lông chuẩn xác nhất

Cách tính lực siết bu lông trở nên cực kỳ quan trọng khi nó trở thành yếu tố chính quyết định đến chất lượng và hiệu quả công việc. Đặc biệt trong các lĩnh vực yêu cầu về độ chính xác của lực xiết ốc, bulong rất cao như lắp ráp, chế tạo máy, thi công xây dựng, sửa chữa ô tô, hàng không…Nếu bạn xác định lực không chuẩn, có rất nhiều hệ luỵ phía sau đó làm giảm chất lượng tổng thể của cỗ máy hoạt động.

Cùng xem ngay cách tính lực siết bu lông như thế nào là chuẩn và hướng dẫn sử dụng bảng tra lực siết bu lông ngay trong nội dung dưới đây.

Lực siết bu lông là gì?

Lực siết bu lông (hay còn được gọi là lực siết ốc) là lực hữu ích, thường được kết hợp với những công cụ có chức năng siết như là tay đòn để tạo thành lực momen xoắn tác động đến đầu bu lông hay đai ốc, đến khi đạt được lực siết ốc tiêu chuẩn, nó sẽ tạo ra ứng suất căng ban đầu. Lúc này bu lông sẽ được kẹp chặt đúng theo yêu cầu kỹ thuật.

Quản lý lực siết bu lông được coi là một trong những công việc quan trọng cần phải chú ý trong công việc tháo, lắp bu lông. Vai trò của nó là giữ cho các mối nối được siết chặt đúng tiêu chuẩn, nếu không sẽ xảy ra 2 trường hợp:

➢ Nếu mối nối siết quá chặt có thể làm gãy bulong trong quá trình siết hoặc khi có tải trọng làm việc.

➢ Nếu siết không đủ lực, bulong sẽ chịu tải trọng theo chu kỳ (fatigue load), gây hỏng bulong do mỏi.

Trong các mối liên kết chịu tải trọng, bulong được siết chặt để đảm bảo ghép các bộ phận lại với nhau. Đối với mối nối có gioăng, mục đích là chống rò rỉ, đối với với mối nối truyền tải trọng, mục đích là ngăn các bộ phận tách rời hoặc trượt khỏi vị trí.

Các công cụ dùng để xiết bu lông phổ biến có thể kể đến như: cờ lê thường, cờ lê lực, máy siết bu lông… Trong đó có công cụ cờ lê lực, đối với phương pháp này bạn có thể sử dụng công thức tính toán ở bảng tra siết lực siết bu lông (1) rất phổ biến, được ứng dụng cho các mối nối quan trọng (thường đường kính đai ốc ≤39mm).

Stalwille Germany - Thương hiệu cờ lê lực có độ chính xác cao top đầu thế giới

Cách tính lực siết bu lông

Cách tính lực siết bu lông giúp bạn giải quyết được nhiều câu hỏi kiểu như: siết ốc M20 thì chọn cờ lê lực nào? Bulong M22 thì dùng cờ lê bao nhiêu ? Hay là Bulong M10 nên dùng cờ lê lực ½” hay 3/8” ,….

Nắm được cách tính lực siết bu lông sẽ giúp người dùng lựa chọn được đúng loại công cụ siết bu lông phù hợp để tháo lắp táo ra các mối ghép hoàn hảo nhất.

Hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lực siết của bu lông, đó là đường kính và độ bền của bu lông đó (độ bền hay được nhà sản xuất in ở mặt đỉnh của bu lông). Mỗi loại bu lông sẽ có một lực vặn tiêu chuẩn được quy định theo tiêu chuẩn chung của quốc tế.

cach tính luc siet bu long

Bước 1: Xác định cỡ bulong

Trong bảng kiểm tra lực xiết của bulong, các bạn có thể thấy cột đầu tiên, chính là cột thể hiện thông số đường kính của bulong (d). Để tính được size của bulong (kích thước ecu vặn vào bulong) là s, ta sử dụng công thức:

s = 1.5 * d

Hai thông số trên hoàn toàn khác biệt (s) và (d). Khách hàng cần hết sức lưu ý khi đi mua cờ lê lực, các bạn cần phải cung cấp chính xác cỡ của bulong, hiểu rõ sự khác biệt giữa hai thông số này. Không ít khách hàng nghĩ rằng bulong M20 có nghĩa là kích thước 20mm, dẫn tới người tư vấn sẽ cung cấp nhầm dụng cụ.

Ví dụ: Bulong M10 sẽ đi với ecu size15mm (10*1,5=15)

Bulong M20 sẽ đi với ecu size 30mm (20*1,5=30)

*** Lưu ý: Một số trường hợp nhân ra không chẵn, ví dụ: M27 x 1.5 = 40,5mm, thì sẽ làm tròn lên là 41mm (Dung sai cho phép).

cach tính luc siet bu long

Bước 2: Xác định lực xiết

Khi đã xác định được (d) và sử dụng công thức ta tính được thêm (s). Dựa vào bảng tra lực siết bu lông ta sẽ tìm được kết quả chính xác.

Trong bảng (1) dưới đây bạn chỉ cần quan tâm đến cột threads, cột hệ số ma sát µ và cột Maximum tightening torque M(A max) [NM] (độ cấp bền của bu lông).

Khi đã có đường kính bu lông (d), bạn dóng sang phải, kết hợp với cột thông số độ cấp bền của bulong dóng từ trên xuống (như hình) sẽ tìm được ra ô giao nhau, đây chính là lực xiết bulong tiêu chuẩn cần tìm (N.m).

Ví dụ: Như ở hình vẽ trên, lực xiết bulong tiêu chuẩn của bulong M14, hệ số ma sát 0,14, độ cấp bền là 4,6 là 55Nm.

( *** Nguồn ảnh: https://www.bossard.com/au-en/assembly-technology-expert/technical-information-and-tools/technical-information/preload-and-tightening-torques/approximate-values-for-metric-coarse-threads-vdi-2230/)

Hiện nay, lực siết bu lông đã được quy định theo một tiêu chuẩn trong xây dựng và sản xuất. Vì vậy, khi siết bu lông thì người kỹ thuật cần phải chú ý đến lực siết và tính toán sao cho phù hợp nhất. Trên đây là toàn bộ cách tính lực siết bu lông theo tiêu chuẩn quốc tế, dựa vào đó bạn có thể dễ dàng xác định được lực siết trong công việc sửa chữa và bảo dưỡng quan trọng.

GSI TOOLS là nhà cung cấp các công cụ siết vặn bu lông uy tín trên toàn quốc, khách hàng có thể lựa chọn nhiều loại dụng cụ với đa dạng thương hiệu tại đây. 100% sản phẩm chính hãng, đầy đủ giấy tờ CO, CQ, cam kết giá cạnh tranh nhất.

▶ Cờ lê thường

▶ Cờ lê lực

▶ Máy siết bu lông

Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/luc-siet-oc-a55278.html