Nốt vôi hóa gan là hệ quả của một tổn thương viêm mạn tính do hình thành sỏi nhỏ ở đường mật, sự lắng đọng sắc tố mật hoặc xác chết của giun. Bệnh vôi hoá gan có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến gan cũng như sức khoẻ tổng quát của người mắc phải tình trạng này.
Vôi hoá gan là tình trạng tổn thương gan mãn tính, tuy nhiên nó còn khá lạ lẫm với nhiều người. Về bản chất, vôi hoá gan không phải là bệnh lý mà chỉ là một vết sẹo do tình trạng viêm, áp xe hoặc nhiễm phải các loại ký sinh trùng ở gan. Những tổn thương này sẽ làm tích tụ lại nhiều hạt sỏi nhỏ, sau đó dẫn dần bị vôi hoá cứng và đọng lại ở đường mật. Khi đó, lá gan sẽ không thực hiện được chức năng vốn có là thải độc, đồng thời cặn sỏi cũng không thoát ra ngoài cơ thể được.
Một số nguyên chính gây ra tình trạng vôi hoá gan có thể kể đến như:
Những nguyên nhân được liệt kê ở trên sẽ tạo ra các vết sẹo xơ gan và nốt vôi hoá mô gan sau khi bị hoại tử tại chỗ. Siêu âm hoặc chụp X-quang có thể giúp phát hiện ra hiện tượng này.
Nhìn chung, bệnh vôi hoá gan có nguy hiểm hay không sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn và mức độ của bệnh cũng như kích thước của các nốt vôi hoá. Do vậy, việc thăm khám, kiểm tra và chẩn đoán phát hiện sớm bệnh là điều rất cần thiết.
Trong giai đoạn đầu, khi các nốt vôi hoá gan còn nhỏ thì thường không biểu hiện rõ rệt triệu chứng ra bên ngoài, khá lành tính nên cũng ít khi xuất hiện biến chứng nghiêm trọng. Lúc này, gan vẫn hoạt động như bình thường, bởi chức năng của gan không bị ảnh hưởng quá nhiều và sức khỏe của người bệnh vẫn được đảm bảo.
Tuy nhiên, khi các nốt vôi hoá gan lớn hơn thì người bệnh có thể sẽ gặp phải tình trạng đau nhức ở khu vực mạn sườn phải. Các chuyên gia giải thích rằng, nguyên nhân là do tình trạng viêm tắc tuyến mật trong gan hoặc nốt vôi hoá gan lớn gây chèn ép lên mô và các dây thần kinh ở gan. Cảm giác đau nhức sẽ tăng lên nếu người bệnh vận động với cường độ mạnh và thường xuyên.
Ngoài ra, tình trạng vôi hoá gan trở nên nghiêm trọng có thể khiến bệnh nhân:
Về lâu dài, bệnh vôi hoá gan ở thể nặng thường dẫn đến viêm gan mãn tính và có nguy cơ tiến triển thành bệnh xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Phác đồ điều trị bệnh vôi hoá gan là khác nhau, tùy thuộc vào từng giai đoạn tiến triển của bệnh.
Trong trường hợp gan bị vôi hoá nhẹ, các nốt vôi hoá thường nhỏ và không gây nguy hiểm tới sức khoẻ, đồng thời cũng không có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài. Nếu thực hiện xét nghiệm chức năng gan và cho kết quả hoàn toàn bình thường thì người bệnh có thể yên tâm mà không cần điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh cần phải chú ý đến chế độ sinh hoạt điều độ và lành mạnh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đối với trường hợp gan bị vôi hoá nặng, bệnh đã biểu hiện các triệu chứng khó chịu và gây ảnh hưởng lớn đến chức năng của gan thì người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh diễn tiến nặng nề hơn, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ nốt vôi hoá gan để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào có tác dụng làm tan nốt vôi hoá gan. Người bệnh chỉ có thể phòng ngừa và kìm hãm sự phát triển về kích thước của các nốt vôi hoá bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh. Cụ thể, người bị bệnh vôi hoá gan cần phải chủ động quan tâm và chăm sóc sức khỏe bằng cách:
Tóm lại, vôi hoá gan là một tình trạng sức khỏe ít được nhắc đến trong các bệnh lý liên quan đến gan nên còn khá xa lạ với nhiều người. Mức độ nguy hiểm của vôi hoá gan sẽ tuỳ thuộc vào giai đoạn, tình trạng diễn tiến của bệnh cũng như kích thước của nốt vôi hoá. Để tránh nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.
Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/voi-hoa-gan-nen-uong-thuoc-gi-a56425.html