Giảm bạch cầu là bệnh gì, có nguy hiểm không, ăn gì và điều trị ra sao?

Bệnh giảm bạch cầu do nhiều nguyên nhân cũng như bệnh lý nguy hiểm gây ra. Vậy dấu hiệu bạch cầu giảm là gì? Đọc ngay để nắm và phòng ngừa!

Tìm hiểu chung

Bạch cầu giảm là gì?

Bệnh giảm bạch cầu, hay đúng hơn phải là tình trạng giảm bạch cầu, là khi số lượng bạch cầu thấp bất thường. Có nhiều loại bạch cầu, trong đó bạch cầu trung tính chiếm phần lớn số lượng, là tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ thống miễn dịch. Nó đặc biệt quan trọng trong việc chống lại một số bệnh nhiễm trùng, nhất là do vi khuẩn gây ra. Bài viết này sẽ tập trung đề cập đến giảm bạch cầu trung tính.

Đối với người lớn, số lượng bạch cầu trung tính trên mỗi microlit (µl) máu dưới 1500 thì được coi là bạch cầu giảm. Đối với trẻ em, số lượng tế bào bạch cầu cho thấy dấu hiệu giảm bạch cầu khác nhau theo độ tuổi.

Có 3 mức độ giảm bạch cầu trung tính là:

Giảm bạch cầu trung tính cũng có thể được phân loại thành cấp tính (đột ngột hoặc trong thời gian ngắn), mạn tính (kéo dài) hoặc đến và đi theo chu kỳ; bẩm sinh hoặc mắc phải tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

Một số người có số lượng bạch cầu trung tính thấp hơn mức trung bình nhưng không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong những trường hợp này, giảm bạch cầu trung tính không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nếu bạch cầu trung tính giảm đến mốc 1000 tế bào/ microlit máu thì có thể gây nguy hiểm.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu là gì?

Giảm bạch cầu trung tính thường không có triệu chứng. Trong một số trường hợp chỉ có thể chẩn đoán giảm bạch cầu trung tính thông qua xét nghiệm máu.

Bạch cầu giảm có nguy hiểm không? Tình trạng thiếu bạch cầu thường khiến cơ thể bị nhiễm trùng nhiều hơn, nghiêm trọng hơn và nhiễm trùng nhanh chóng trở nặng. Vi khuẩn sẽ tấn công da, miệng, nướu, xoang hoặc các cơ quan nội tạng.

Một số triệu chứng giảm bạch cầu bạn có thể gặp phải là tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, loét miệng hoặc hậu môn, ăn không ngon, sưng hạch bạch huyết, đau họng, tiểu buốt…

Đặc biệt, nếu bệnh giảm bạch cầu đi kèm với sốt thì cần được điều trị ngay.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân bệnh bạch cầu giảm

Nguyên nhân giảm bạch cầu là gì?

Một số người bị giảm bạch cầu trung tính bẩm sinh, nghĩa là đã bị ngay từ khi sinh ra và có thể liên quan đến di truyền. Giảm bạch cầu trung tính nhẹ có thể là bình thường đối với nhiều người gốc Phi và Trung Đông.

Giảm bạch cầu là bệnh gì? Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý hoặc tình trạng sau:

Ngoài ra, bệnh giảm bạch cầu trung tính có thể do hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tiêu hủy tế bào này, xảy ra trong một số tình trạng tự miễn, chẳng hạn như:

Những ai thường mắc phải bệnh giảm bạch cầu?

Bệnh giảm bạch cầu trung tính này có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ như:

Điều trị hiệu quả

xét nghiệm máu chẩn đoán giảm bạch cầu

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những xét nghiệm chẩn đoán xem bạch cầu giảm là bệnh gì

Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân giảm bạch cầu:

Những phương pháp nào dùng để điều trị giảm bạch cầu?

Bác sĩ sẽ quyết định về phương pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe thông qua nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bạch cầu giảm. Những trường hợp nhẹ có thể không cần điều trị. Trong nhiều trường hợp, giảm bạch cầu trung tính thường tự khỏi khi tủy xương hồi phục và bắt đầu sản xuất đủ bạch cầu.

Phương pháp để điều trị giảm bạch cầu trung tính bao gồm:

Chế độ sinh hoạt phù hợp

vệ sinh răng miệng kỹ càng

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh giảm bạch cầu trung tính?

Bạn sẽ có thể kiểm soát sự nhiễm trùng trong bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nếu có bất cứ câu hỏi nào về tình trạng bệnh bạch cầu giảm, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn các giải pháp tốt nhất dành cho bạn.

Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/nguyen-nhan-giam-bach-cau-a56562.html