Có thể nói nhân viên đứng quầy là người đại diện thực tế nhất cho nhãn hàng trong mắt người tiêu dùng. Vì vậy công tác đào tạo nhân viên chưa bao giờ bị bỏ sót.
Một nhân viên có chất lượng cao, sẽ đồng thời đem lại năng suất lao động tốt và doanh số cao. Tuy nhiên không phải nhân viên nào ngay từ đầu đều có năng lực tốt và doanh nghiệp hoàn toàn có thể đầu tư để đào tạo nhân viên.
Với xã hội ngày càng phát triển, không thể áp dụng cách phục vụ đã cũ cho khách hàng hiện nay. Một nhân được đào tạo chuyên sâu chắc chắn sẽ phục vụ tốt hơn những nhân viên không được đào tạo. Việc này gián tiếp nâng cao chất lượng phục vụ của nhãn hàng.
Khi thị trường có những biến động, doanh nghiệp giống như một đoàn tàu cần có sự dịch chuyển đồng thời. Tuy nhiên nếu chỉ có phía trên của đoàn tàu thích ứng nhưng nhân viên phái dưới không thể thích nghi một cách nhanh chóng, sẽ dẫn đến tình trạng đứt gãy trong việc chuyển đổi của doanh nghiệp. Nhất là trong những thời gian cần nhanh chóng chớp lấy thời cơ để đạt được cơ hội.
Một doanh nghiệp có đội ngũ phục vụ tận tình, chuyên nghiệp chắc chắn sẽ ghi điểm trong mắt nhiều khách hàng và được họ ưu ái sử dụng hơn những nhà thuốc có cung cách phục vụ kém. Nhất là đối với ngành chăm sóc sức khỏe, vốn đã có khá nhiều điều tiếng về dịch vụ.
Dưới đây Medlink sẽ gợi ý cho bạn cách đào tạo nhân viên đứng quầy thuốc một cách tốt nhất. Hãy đọc tiếp bài viết này bạn nhé!
Người phụ trách bán hàng tại quầy trước hết phải hiểu về sản phẩm, kể cả họ đã được học qua các lớp đào tạo chuyên nghiệp về kiến thức dược phẩm. Cung cấp thêm hiểu biết cho nhân viên về mặt hàng họ đang bán, sẽ hình thành tư duy về công dụng, hình thành cách bán hàng hiệu quả.
Việc hiểu rõ về sản phẩm cũng hỗ trợ ngăn chặn, cảnh báo các tác dụng phụ có thể xảy ra với người dùng thuốc, bảo đảm sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Như đã nói ở trên, nhân viên bán hàng chính là hình ảnh đại diện cho một thương hiệu dược phẩm. Người mua không chỉ để ý những kinh nghiệm xử lý tình huống, cách giao tiếp với khách hàng mà còn quan tâm đến cách ứng xử, văn hóa của nhà thuốc.
Đơn cử như việc nhân viên nhà thuốc tuyệt đối không được tỏ thái độ kỳ thị với người bệnh, hoặc những người mắc bệnh truyền nhiễm. Văn hóa không chỉ thể hiện ở thái độ bán hàng, mà còn là trong cách bán hàng. Điều này sẽ hằn sâu trong ấn tượng của người tiêu dùng.
Một ví dụ dễ thấy nhất là trong khi dịch Covid-19 đang lây lan mạnh trong cộng đồng. Có những nhà thuốc có hành động hạ giá bán thuốc bổ trợ cho khách mua, ngược lại có những cửa hàng thuốc lợi dụng thời kỳ này bán giá cao gấp 3, thậm chí là gấp 5 lần so với bình thường.
Hậu quả thì rất nhanh đã có, sau khi thị trường bình ổn, những nhà thuốc vì một vài trăm nghìn mà để mất khách của cửa hàng, còn những cửa hàng kia lại có lượng khách ổn định, thậm chí còn gia tăng đều.
Dược phẩm là ngành nghề đặc biệt, cần tổng hợp nhiều kỹ năng bán hàng, đặc biệt là những nhân viên trực tiếp bán cho người mua.
Kỹ năng ở đây không chỉ đơn giản là cách bán hàng, lên đơn thuốc mà còn là cách khai thác thông tin về sức khỏe người bệnh, các triệu chứng đã và đang xuất hiện.
Có kỹ năng phân tích, hướng dẫn và điều tiết liều lượng trong đơn thuốc cho người dùng với một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người có tiền sử dị ứng, bệnh nền nguy hiểm,…
Nên đào tạo nhân viên những câu hỏi cơ bản, cách tốt nhất là có minh họa, một số câu hỏi hay dùng nhất ví dụ như:
- Anh/ chị mua thuốc cho ai sử dụng ạ ?
- Anh/ chị/ bạn / bà / ông,… năm nay bao nhiêu tuổi rồi ạ?
- Anh/ chị… có thể kể chi tiết một vài triệu chứng khi bắt đầu phát bệnh được không ạ?
- Anh/ chị có tiền sử dị ứng hoặc bệnh nền gì không ạ?
Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/hoc-ban-thuoc-a56623.html