II. Một số loại gió chính
1. Gió Tây ôn đới
- Phạm vi hoạt động: 300 - 600 ở mỗi bán cầu.
- Thời gian: Gần như quanh năm.
- Hướng thổi: Chủ yếu là hướng Tây.
- Nguyên nhân: Do sự chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.
- Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.
2. Gió Mậu dịch
- Phạm vi hoạt động: 30 độ về xích đạo.
- Thời gian: quanh năm.
- Hướng thổi: Chủ yếu hướng Đông.
- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.
- Tính chất: khô, ít mưa.
3. Gió mùa
- Khái niệm: Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.
- Nguyên nhân: Khá phức tạp chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
- Thời gian và hướng thổi: Theo từng khu vực có gió mùa.
- Phạm vi hoạt động:
+ Đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia.
+ Vĩ độ trung bình: đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì.
4. Gió địa phương
a. Gió biển, gió đất
- Khái niệm: Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.
- Đặc điểm: Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển.
- Nguyên nhân: Do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương (chênh lệch nhiệt độ và khí áp).
- Tính chất: Gió biển ẩm mát, gió đất khô.
b. Gió fơn
- Khái niệm: Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.
- Đặc điểm:
+ Sườn đón gió có mưa lớn.
+ Sườn khuất gió khô và rất nóng.
- Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự tăng giảm của hơi nước trong không khí.
- Phạm vi hoạt động: Thường xuất hiện ở các dãy núi đón gió.
Loigiaihay.com
Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/cac-loai-gio-nao-sau-day-co-pham-vi-dia-phuong-a56890.html