Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Nhịp tim nhanh bất thường là tình trạng nhịp tim nhanh xuất hiện không thích hợp với hoàn cảnh của bệnh nhân hoặc xuất hiện bất cứ lúc nào hoặc do một nguyên nhân nào đó ảnh hưởng đến cấu trúc chức năng tim. Nhịp nhanh bất thường ;là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường mà nhiều người thường bỏ qua. Với những ai đang cảm giác nhịp tim đập nhanh hơn bình thường, bạn sẽ cần biết qua những dấu hiệu cơ bản, nguyên nhân và hướng điều trị từ sớm cho người bệnh.

1. Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?

Nhịp tim nhanh là nhịp tim lúc nghỉ ngơi trên 100 nhịp mỗi phút. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ hoạt động của tim mà tình trạng này có thể nguy hiểm. Có rất nhiều loại nhịp nhanh cũng như các triệu chứng, biến chứng khác nhau. Một số người bị tình trạng này không có triệu chứng và không có biến chứng.

Tăng nhịp tim bất thường là những biểu hiện đầu cho các bệnh lý tim mạch

Bên cạnh đó, một số loại nhịp tim nhanh có thể dẫn đến các bệnh lý như đột quỵ, suy tim, ngừng tim đột ngột và tử vong. Đánh trống ngực có thể được nhận biết khi tim đập hơn 100 lần mỗi phút khi nghỉ ngơi. Các cơn tăng nhịp tim có thể kéo dài từ vài giây đến vài giờ. Mặc dù nhịp tim tăng khi tập thể dục hoặc căng thẳng thường là phản ứng sinh lý bình thường, nhưng nhịp tim tăng khi nghỉ ngơi có thể là dấu hiệu sớm của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng và đáng báo động.

Nhịp tim khi nghỉ ngơi bình thường ở người lớn là từ 60 đến 100, tùy thuộc vào tình trạng thể chất và bệnh lý đi kèm của bạn. Vì vậy, điều quan trọng là phải chẩn đoán sớm nguyên nhân gây bệnh, xác định xem có cần thực hiện các biện pháp khẩn cấp hay không và xây dựng kế hoạch điều trị.

2. Các loại nhịp tim nhanh

Có nhiều loại tăng nhịp tim khác nhau. Chúng được phân loại theo phần tim gây ra tình trạng này và nguyên nhân gây ra bất thường. Các loại nhịp tim nhanh phổ biến nhất là:

2.1 Rung nhĩ

Rung nhĩ là tình trạng nhịp tim nhanh do các xung điện hỗn loạn và không đều ở các buồng trên của tim (tâm nhĩ). Những tín hiệu này khiến tâm nhĩ co bóp nhanh hơn, vô tổ chức và yếu hơn. Rung nhĩ có thể xuất hiện thành từng cơn hoặc bền bỉ. Tình trạng co bóp hỗn loạn của tâm nhĩ sẽ gây ra bệnh nhân các triệu chứng: hồi hộp, tim đập không đều, choáng. Bên cạnh đó là sự hình thành huyết khối trong buồng nhĩ là nguyên nhân gây đột quỵ não hay tắc mạch hệ thống vô cùng nguy hiểm . Rung nhĩ là dạng bệnh tăng nhịp tim phổ biến nhất.

2.2 Cuồng nhĩ

Trong cơn cuồng nhĩ, tâm nhĩ thường đập rất nhanh nhưng đều đặn. Khi có tình trạng này, tâm nhĩ co bóp yếu. Giống như rung nhĩ, cuồng nhĩ có thể xuất hiện thành cơn hoặc đôi khi bền bỉ khó hếtCuồng nhĩ cũng gây ra các triệu chứng hồi hộp và cũng có nguy cơ hình thành huyết khối trong buồng tim. Người bị cuồng nhĩ thường cũng bị rung nhĩ vào những thời điểm khác.

2.3 Nhịp tim nhanh kịch phát trên thất

Nhịp nhanh kịch phát trên thất là rối loạn nhịp tim khởi phát từ phía trên buồng thất có tính xuất hiện đột ngột và kết thúc cũng đột ngột thường kéo dài từ vài phút đến vài giờ . Nguyên nhân thường là do tồn tại đường dẫn truyền bất thường trong tim. Con đường dẫn truyền này thường xuất hiện ngay từ khi sinh ra và thay đổi tính chất dẫn truyền vào một thời điểm nào đó trong đời gây lên cơn tim nhanhThường nhịp nhanh kịch phát trên thất ít khi ảnh hưởng quá nhiều đến huyết động tuy nhiên nếu tần số tim quá nhanh cũng có thể gây mệt, choáng..

2.4 Nhịp tim nhanh thất

Nhịp nhanh thất là nhịp tim tăng lên xảy ra ở tâm thất. Trong nhịp nhanh thất, tâm thất chứa đầy máu và không có thời gian co bóp hiệu quả để bơm đủ máu đi khắp cơ thể.

Các cơn nhịp nhanh thất có thể ngắn, chỉ kéo dài vài giây mà không gây ảnh hưởng đến huyết động. Có các loại nhịp nhanh thất khác nhau cũng như mức độ nguy hiểm khác nhau. Có nhịp nhanh thất chỉ gây hồi hộp trống ngực, Tuy nhiên, có cơn nhanh thất tần số rất nhanh kéo dài hơn vài giây có thể gây ra tình trạng cấp cứu y tế và có thể đe dọa tính mạng.

Bệnh nhân cần được kiểm tra kĩ lưỡng để phát hiện và ngăn ngừa bệnh nhịp tim nhanh từ sớm

2.5 Rung thất

Rung thất xảy ra khi các xung điện nhanh, hỗn loạn khiến tâm thất rung lên thay vì bơm máu mà cơ thể cần. Điều này có thể gây tử vong nếu sốc điện (khử rung tim) không đưa tim trở lại nhịp bình thường trong vòng vài phút. Rung tâm thất có thể xảy ra trong hoặc sau cơn đau tim. Hầu hết những người bị rung tâm thất đều có tiền sử bệnh tim hoặc từng bị tổn thương tim nghiêm trọng, chẳng hạn như bị sét đánh.

3. Các triệu chứng điển hình của nhịp tim nhanh là gì?

Nếu tim bạn đập quá nhanh, nó có thể không bơm đủ máu đến các bộ phận khác trong cơ thể. Điều này làm mất oxy của các cơ quan và có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng sau đây liên quan đến tình trạng này:

Một số người bệnh thường không có triệu chứng và tình trạng này không được phát hiện cho đến khi họ khám thực thể hoặc đo điện tâm đồ. Vậy điều gì gây ra tình trạng này?

Các triệu chứng điển hình của bệnh nhịp tim nhanh không nên bỏ qua dù nhẹ hay nặng

Nhịp tim nhanh là một trong những biểu hiện của những thay đổi trong bộ máy điều hòa nhịp tim, hệ thống dẫn truyền và tế bào cơ tim. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến hệ thống này.

Nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của rối loạn nhịp nhanh bao gồm:

Ở một số trường hợp ngoại lệ, bác sĩ vẫn có thể không xác định được chính xác nguyên nhân bệnh nhịp tim nhanh.

4. Yếu tố nguy cơ gây ra nhịp tim nhanh

Tuổi tác cao hoặc những người có tiền sử gia đình có nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim là những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng xảy ra tình trạng này.

Bất kỳ tình trạng nào làm tăng áp lực tim hoặc làm tổn thương mô tim đều có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn nhịp tim. Những yếu tố bệnh lý hoặc tác động từ bên ngoài này bao gồm:

Bạn có thể giảm nguy cơ tình trạng này bằng cách thay đổi lối sống và điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan.

Hút thuốc hoặc hít khói thuốc từ người khác dễ dẫn đến các bệnh về nhịp tim nhanh

5. Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp, nhịp tim nhanh có thể là phản ứng bình thường của cơ thể. Ví dụ, việc nhịp tim của bạn tăng lên khi tập thể dục hoặc phản ứng với căng thẳng, chấn thương hoặc bệnh tật là điều bình thường. Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào trạng thái cơ thể hiện tại cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Trong một số trường hợp, nhịp tim nhanh không gây ra triệu chứng hoặc biến chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều chỉnh, tình trạng này có thể cản trở chức năng tim bình thường và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

Các phương pháp điều trị, chẳng hạn như dùng thuốc, thủ thuật y tế và phẫu thuật, có thể giúp kiểm soát nhịp tim nhanh và điều trị các tình trạng bệnh lý liên quan gây ra tình trạng này.

6. Những biến chứng nào có thể xảy ra với nhịp tim nhanh?

Các biến chứng của nhịp tim nhanh phụ thuộc vào loại nhịp tim nhanh, nhịp tim nhanh như thế nào, thời gian của nhịp tim đập nhanh và bệnh tim mạch tiềm ẩn.

Các biến chứng có liên quan đến nhịp tim nhanh là:

7. Khi nào cần đến gặp bác sĩ về vấn đề nhịp tim nhanh?

Như đã đề cập ở trên, nhịp tim nhanh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Nếu bạn đã thử các biện pháp tự điều chỉnh tại nhà nhưng tình trạng không giảm đi, đặc biệt nếu xuất hiện một trong những triệu chứng sau đây, thì bạn cần phải tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ:

Trong những trường hợp này, nếu không được thăm khám và điều trị, có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm suy tim, ngừng tim, đột quỵ hoặc thậm chí tử vong.

Định kỳ kiểm tra sức khỏe tim mạch giúp người bệnh được phát hiện và điều trị bệnh lý kịp thời

Khi bị nhịp tim nhanh và có bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào, nên thăm gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn điều trị. Tại bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa sẽ thu thập lịch sử bệnh, thực hiện kiểm tra lâm sàng và chỉ định một loạt xét nghiệm để xác định nguyên nhân, đưa ra chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị. Các xét nghiệm cơ bản bao gồm ECG (điện tâm đồ), Holter (điện tâm đồ theo dõi trong thời gian dài), siêu âm tim, và nhiều xét nghiệm khác.

Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn về cách điều trị nhịp tim nhanh tại nhà và đề xuất phương pháp điều trị cụ thể phù hợp với trạng thể người bệnh và tình hình sức khỏe.

8. Nhịp tim nhanh uống thuốc gì hiệu quả nhất?

Để giải quyết tình trạng tim đập nhanh, việc lựa chọn loại thuốc phù hợp phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số loại thuốc hiệu quả được sử dụng để điều trị tình trạng này:

8.1 Thuốc chống loạn nhịp tim ( nhóm I, III theo phân loại Vaughan Williams):

Được sử dụng để điều chỉnh nhịp tim về mức an toàn. Phần lớn thuốc chống loạn nhịp tim có dạng viên uống và dùng trong thời gian dài. Trong trường hợp cấp cứu, có thể sử dụng thuốc này theo đường tiêm tĩnh mạch. Một số loại phổ biến bao gồm Amiodarone, Flecainide, Ibutilide, Propafenone, Quinidine, Tocainide.

8.2 Thuốc chặn kênh Canxi ( nhóm IV theo phân loại Vaughan Williams):

Thường được dùng cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim kèm theo triệu chứng đau ngực và tăng huyết áp. Thuốc này giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu đến tim, giúp giảm đau ngực, hạ huyết áp và ổn định nhịp tim.

8.3 Thuốc chặn Beta ( nhóm II theo phân loại Vaughan Williams):

Có tác dụng ngăn chặn hoạt động của hormone Adrenalin, giúp làm giảm nhịp tim nhanh và giảm áp lực lên tim. Nó cũng có tác dụng hạ huyết áp.

8.4 Thuốc trợ tim Digoxin:

Ngoài việc tăng sức co bóp, thuốc này còn giúp giảm nhịp tim ở những bệnh nhân bị rung nhĩ. Tuy nhiên, nó có nhiều tác dụng phụ và không được sử dụng rộng rãi.

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng các loại thuốc này, cần tuân theo các lưu ý sau:

8.5 Thuốc chống đông máu:

Bệnh nhân với nhịp tim đập nhanh có nguy cơ cao về việc tạo cục máu đông, dẫn đến đột quỵ. Do đó, họ thường được kê thuốc chống đông máu để hạn chế cục máu đông.

Bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị kịp thời nếu phát hiện bệnh nhịp tim nhanh

Việc nhịp tim nhanh uống thuốc gì hiệu quả nhất chắc chắn phải qua sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị, tránh việc tự tìm thuốc bên ngoài để mua và sử dụng.

9. Làm thế nào để phòng ngừa nhịp tim nhanh?

Để ngăn ngừa nhịp tim nhanh một cách hiệu quả, bệnh nhân cần duy trì một trái tim khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nếu đã có tiền sử về bệnh tim, hãy tuân thủ kế hoạch điều trị của mình để đảm bảo ngăn ngừa nhịp tim nhanh. Dưới đây là một số lời khuyên để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch:

Uống rượu có chừng mực để phòng ngừa bệnh nhịp tim nhanh

Đối với những người đã có tiền sử bệnh tim mạch, hãy thực hiện các bước sau để ngăn ngừa nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/nhip-tim-nhanh-110-co-nguy-hiem-khong-a56975.html