Ngày nay, xạ trị đã trở thành một phương pháp điều trị được chỉ định nhiều trong các bệnh ung thư và mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, đây cũng là một phương pháp điều trị khá tốn kém, phức tạp và có thể gây ra một số tác dụng phụ khiến người bệnh khó chịu. Vậy xạ trị sống được bao lâu?
Trước khi tìm hiểu xạ trị sống được bao lâu, bạn cũng nên nắm được xạ trị ung thư là gì? Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư dưới tác động của bức xạ ion hóa và tia X năng lượng cao vào vị trí của những tế bào ung thư. Chúng phá vỡ các tế bào ung thư, tiêu diệt các tế bào ung thư cũ, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của những tế bào ung thư mới.
Bên cạnh đó, xạ trị cũng có thể được chỉ định trong những trường hợp nhằm thu nhỏ kích thước khối u, từ đó giúp giảm bớt triệu chứng hay còn gọi là điều trị giảm nhẹ trong những trường hợp không còn khả năng điều trị khỏi.
Đối với một số trường hợp, xạ trị có thể là phương pháp điều trị duy nhất. Phương pháp này có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh ung thư nếu như được phát hiện sớm và tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị kết hợp với các phương pháp điều trị khác như hóa trị, phẫu thuật, liệu pháp miễn dịch… Xạ trị có thể được tiến hành trước, trong và sau các phương pháp điều trị khác, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, từ đó cải thiện khả năng sống của người bệnh.
Ngoài thắc mắc xạ trị sống được bao lâu thì những bệnh ung thư nào có thể điều trị bằng xạ trị cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Mục tiêu cơ bản của xạ trị bao gồm trị khỏi, kiểm soát hay giảm nhẹ bệnh.
Đối với những khối u có kích thước lớn, người bệnh cần được tiến hành xạ trị trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u. Hoặc xạ trị cũng có thể được thực hiện sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại.
Bên cạnh đó, phương pháp xạ trị còn giúp loại bỏ đi các triệu chứng chảy máu hay tắc nghẽn các cơ quan nội tạng.
Thông thường, xạ trị khi ung thư ở giai đoạn 1, 2 hay đầu giai đoạn 3, mục tiêu có thể là điều trị khỏi bệnh. Tuy nhiên, khi ung thư ở sau giai đoạn 3, giai đoạn 4, thường khối u lúc này đã xâm lấn rộng và di căn xa, mục tiêu của xạ trị thường chỉ là để kiểm soát và giảm nhẹ bệnh.
Xạ trị thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong những bệnh ung thư sau:
Trong những bệnh lý ung thư kể trên, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung… có thể điều trị khỏi bằng phương pháp xạ trị khi ung thư ở giai đoạn sớm. Hay u bướu phát hiện ở giai đoạn sớm có thể tiến hành xạ trị mà không cần phẫu thuật. Ví dụ như trong ung thư vú, điều trị bằng xạ trị đem lại cơ hội sống rất cao cho người bệnh.
Ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, việc áp dụng phương pháp xạ trị giúp cho người bệnh giảm được những cơn đau, đồng thời ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ung thư mới.
Xạ trị sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mục tiêu điều trị là gì? Mỗi đợt xạ trị kéo dài trong bao lâu? Bao lâu tiến hành xạ trị 1 lần? Loại ung thư mắc phải cũng như các phương pháp kết hợp với xạ trị trong điều trị bệnh.
Vậy sau khi xạ trị sống được bao lâu? Theo số liệu thống kê năm 1988, thời gian sống thêm trung bình của 580 bệnh nhân mắc ung thư được điều trị bằng xạ trị trong vòng 6 tháng là khoảng 12,4 tháng. Tỷ lệ sống sau 5 năm trung bình là khoảng 27%.
Xạ trị sống được bao lâu? Đối với 105 người bệnh được điều trị dứt điểm ung thư bằng xạ trị, tỷ lệ sống trung bình trên 5 năm là 40%, thời gian sống thêm khoảng 26 tháng sau khi được chẩn đoán. Đối với 149 người bệnh được điều trị kết hợp xạ trị với các phương pháp điều trị bệnh khác, tỷ lệ sống trên 5 năm vào khoảng 62%. Còn đối với 279 người bệnh được điều trị giảm nhẹ bằng xạ trị, tỷ lệ sống trên 5 năm là khoảng 3% và người bệnh có thể sống được thêm khoảng 5,2 tháng từ khi được chẩn đoán.
Tới đây, chắc hẳn bạn đã trả lời được phần nào câu hỏi xạ trị sống được bao lâu? Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây trong quá trị xạ trị để đạt hiệu quả điều trị tốt hơn. Cụ thể như sau:
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc xạ trị sống được bao lâu cũng như nắm được những điều cần lưu ý trong quá trình xạ trị để đảm bảo đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Ung thư là một bệnh lý ác tính nguy hiểm, tuy nhiên nếu bạn kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện bệnh và điều trị sớm, kết hợp các phương pháp điều trị hiện đại và luôn giữ một tình thần lạc quan, bạn có thể chiến thắng căn bệnh quái ác này. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết hữu ích của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Xem thêm: Bệnh nhân xạ trị có cần cách ly hay không?
Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/ung-thu-giai-doan-1-co-can-xa-tri-khong-a57107.html