Tâm lý học trị liệu (hay liệu pháp trò chuyện) là những biện pháp dùng đến các kỹ thuật giúp mọi người thay đổi hành vi, suy nghĩ và cảm xúc gây ra các vấn đề hoặc đau khổ trong tâm lý.
Tâm lý học trị liệu có thể giúp loại bỏ hoặc kiểm soát các triệu chứng đáng lo ngại để người bệnh có thể sinh hoạt tốt hơn, tăng cường sức khỏe cũng như khả năng chữa bệnh. Tâm lý trị liệu có thể được sử dụng kết hợp với thuốc hoặc các liệu pháp khác. [1]
Trị liệu tâm lý có thể là ngắn hạn (một vài buổi), giải quyết các vấn đề tức thời hoặc dài hạn (hàng tháng hoặc hàng năm), giải quyết các vấn đề lâu dài và phức tạp. Các mục tiêu điều trị, sắp xếp tần suất và thời gian gặp nhau sẽ được bệnh nhân và nhà trị liệu cùng lên kế hoạch sắp xếp.
Trị liệu tâm lý có thể được tiến hành trong môi trường cá nhân, gia đình, cặp đôi hoặc nhóm và có thể giúp ích cho cả trẻ em và người lớn. Các buổi trị liệu nhóm thường được tổ chức mỗi tuần một lần cho khoảng 30 đến 50 người. [1]
Trị liệu có thể được tiến hành trong môi trường cá nhân, gia đình, cặp đôi hoặc nhóm
Các vấn đề được tâm lý trị liệu hướng đến bao gồm những khó khăn trong việc đương đầu với cuộc sống hàng ngày; tác động của chấn thương, bệnh tật hoặc mất mát, chẳng hạn như cái chết của người thân; và các rối loạn tâm thần cụ thể, như trầm cảm hoặc lo lắng.
Cả bệnh nhân và nhà trị liệu cần phải tích cực tham gia vào trị liệu tâm lý. Sự tin tưởng và mối quan hệ giữa người bệnh và nhà trị liệu là điều cần thiết để tăng độ hiệu quả của phương pháp này và đẩy nhanh tốc độ hồi phục.
Trị liệu tâm lý sẽ giúp người bệnh củng cố cái "tôi" vững mạnh hơn
Nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết những người được trị liệu tâm lý đều cảm thấy nhẹ nhõm hơn và có khả năng hoạt động tốt hơn trong cuộc sống của họ. Khoảng 75% những người tham gia tâm lý trị liệu cho thấy một số lợi ích nhận được từ nó. [1]
Tâm lý trị liệu đã được chứng minh là cải thiện cảm xúc và hành vi, đồng thời có liên quan đến những thay đổi tích cực trong não và cơ thể cũng như tăng sự hài lòng trong công việc.
Nhiều nghiên cứu đã xác định được những thay đổi trong não ở những người mắc bệnh tâm thần thông qua hình ảnh chụp (bao gồm trầm cảm, rối loạn hoảng sợ, rối loạn căng thẳng sau sang chấn và các tình trạng khác) là kết quả của việc trải qua trị liệu tâm lý.
Trong hầu hết các trường hợp, những thay đổi của não bộ do tâm lý trị liệu cũng tương tự như kết quả do dùng thuốc.
Đây là hình thức điều trị ngắn hạn. Liệu pháp này giúp bệnh nhân hiểu các gốc rễ cơ bản giữa các vấn đề như cảm giác đau buồn, sự thay đổi vai trò trong xã hội hoặc công việc, xung đột với những người quan trọng khác và các vấn đề liên quan.
Liệu pháp này có thể giúp mọi người học được cách thể hiện cảm xúc lành mạnh, những cách cải thiện giao tiếp cũng như cách họ liên hệ với người khác. Liệu pháp này cũng thường được sử dụng để điều trị trầm cảm. [1]
Liệu pháp tương tác cá nhân là hình thức điều trị ngắn hạn
Liệu pháp này giúp mọi người xác định và thay đổi các suy nghĩ và hành vi có hại bằng những suy nghĩ và hành vi tích cực hơn. Liệu pháp CBT có thể giúp mọi người tập trung vào các vấn đề hiện tại và tìm cách giải quyết chúng một cách thực tiễn nhất.
CBT có thể hữu ích trong việc điều trị nhiều loại rối loạn, bao gồm trầm cảm, lo lắng, rối loạn liên quan đến chấn thương, rối loạn ăn uống, rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu, rối loạn hành vi và các rối loạn nhân cách.
Nhìn chung, CBT hiệu quả với hầu hết các rối loạn tâm thần. Đây cũng là phương pháp được áp dụng rộng rãi và được đánh giá cao. [1]
Phương pháp được áp dụng rộng rãi và điều trị nhiều loại rối loạn
Đây là phương pháp tâm lý trị liệu được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Liệu pháp này được thực hiện bằng hình thức giao tiếp thông qua ngôn ngữ.
Chuyên gia sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật để khơi gợi các ký ức, cảm xúc bị kìm nén ở sâu bên trong để đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự kiện đối với nhân cách, cảm xúc, tư duy và hành vi hiện tại của người bệnh.
Liệu pháp phân tâm học cần dùng thời gian trị liệu tương đối dài hơn so với các liệu pháp khác, khoảng 3-5 buổi/tuần và kéo dài trong ít nhất 1 năm. Liệu pháp này cải thiện triệu chứng của nhiều bệnh lý tâm lý liên quan đến những sự kiện sang chấn xảy ra trong quá khứ như bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách,... [1]
Liệu pháp phân tâm học thực hiện qua ngôn ngữ giao tiếp
Liệu pháp nhân văn ít được sử dụng hơn so với các liệu pháp khác, hướng đến việc bộc lộ con người thật để tăng chất lượng cuộc sống. Liệu pháp này giúp người bệnh hiểu về cuộc sống hiện tại, về thế giới quan và học cách chấp nhận chính mình, hỗ trợ người bệnh phát huy tiềm năng của chính mình.
Liệu pháp nhân văn có thể áp dụng đối với người bị rối loạn tâm thần và cả người khỏe mạnh, tuy nhiên phương pháp này ít hiệu quả đối với các bệnh lý rối loạn lo âu và trầm cảm. [1]
Liệu pháp nhân văn hướng đến việc bộc lộ con người thật
Liệu pháp này còn được gọi là liệu pháp hệ thống, nhà trị liệu không chỉ đánh giá một cá nhân độc lập mà quan sát toàn bộ ảnh hưởng hoặc tương tác của bối cảnh gia đình, văn hóa và xã hội của người đó, nhằm giúp người bệnh thay đổi cảm xúc và thái độ.
Liệu pháp hôn nhân - gia đình có nhiều hiệu quả trong việc tháo gỡ các xung đột và mâu thuẫn trong gia đình, giúp các thành viên hiểu rõ hơn về tâm lý, cảm xúc của người bệnh.
Liệu pháp này còn hữu hiệu đối với tình huống cả gia đình đều bị rối loạn tâm thần do di truyền hoặc ảnh hưởng do cùng chung môi trường sinh hoạt. [1]
Liệu pháp hữu hiệu đối với tình huống cả gia đình đều bị rối loạn tâm thần
Liệu pháp tâm động học xuất phát từ liệu pháp phân tâm học và do nhà tâm lý học Sigmund Freud phát triển. Khác với liệu pháp hôn nhân - gia đình, tâm động học tập trung đánh giá mối quan hệ giữa người bệnh với thế giới của bản thân họ.
So với liệu pháp phân tâm học, trị liệu bằng tâm động học có thời gian và tần số trị liệu thấp hơn, nhằm giải quyết những giải pháp các vấn đề trước mắt.
Liệu pháp này có thể sử dụng trong điều trị một số bệnh lý như lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn nhân cách, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn căng thẳng sau sang chấn,... [1]
Tâm động học đánh giá mối quan hệ giữa người bệnh với thế giới của bản thân họ
Liệu pháp giải quyết vấn đề hướng đến giúp người bệnh kiểm soát các ảnh hưởng tiêu cực của những sự kiện diễn ra trong cuộc sống như biến cố gia đình, ly hôn, mất việc hay mắc các bệnh mạn tính.
Nhà trị liệu sẽ cùng bệnh nhân luyện tập các kỹ năng để giải quyết các vấn đề gây ra căng thẳng, từ đó, người bệnh có nhiều cơ hội để vượt qua các biến cố hơn.
Liệu pháp này mang lại hiệu quả khi trị liệu các bệnh lý trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, khó chịu về cảm xúc, ý nghĩ tự sát, rối loạn nhân cách,... [1]
Liệu pháp giải quyết vấn đề nhằm giúp người bệnh đối phó với các ảnh hưởng tiêu cực
Người bệnh tự mình làm ra các sản phẩm thủ công
Thiền - phương pháp để chú tâm và thanh tịnh tinh thần
Nhà trị liệu trò chuyện, giải thích với người bệnh bằng lời lẽ hợp lý, logic
Người bệnh được nghe nhạc hoặc tham gia vào các hoạt động âm nhạc
Một số đối tượng mắc các bệnh lý dưới đây được khuyến nghị nên được can thiệp tâm lý trị liệu chuyên sâu như:
Khi xuất hiện các bệnh lý trên, bạn nên đi trị liệu tâm lý càng sớm, càng tốt
Tâm lý trị liệu mang lại hiệu quả cao trong cải thiện các rối loạn tâm thần và đang trở thành xu hướng điều trị. Bài viết đã cung cấp thông tin về liệu pháp tâm lý trị liệu. Hãy đi trị liệu tâm lý nếu bạn có những vấn đề nêu trên, đừng tự ti mà để bệnh ảnh hưởng lâu dài, gây tổn hại đến tinh thần và thể chất nhé!
Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/tam-ly-tri-lieu-a57113.html