Mâm cơm cúng Rằm tháng 7 thường bao gồm lễ cúng Phật, cúng thần linh gia tiên và lễ cúng chúng sinh.
Mâm cúng Rằm tháng 7 năm 2024 thường bao gồm các món chay hay mặn, tùy thuộc vào phong tục, vùng miền và điều kiện của mỗi gia đình.
Dưới đây là gợi ý mâm cúng Rằm tháng 7 đơn giản nhưng vẫn đầy đủ, đúng nghi thức thể hiện lòng thành kính, tận tâm cho các gia đình tham khảo:
Gợi ý mâm cỗ cúng Phật
Mâm cúng chuẩn bị gồm: Giò, chả chay; Xôi trắng ruốc nấm hương/ Xôi gấc/ Xôi đỗ xanh/ Xôi vò hạt sen; Nem chay/ Nem hoa quả/ Nem rau nấm; Nộm rau củ/ Gỏi hoa chuối ngó sen; Cải thìa sốt nấm hương/ Đậu hũ non sốt nấm; Canh nấm/ canh rau củ/ canh bóng nấu chay.
Nếu không có điều kiện để chuẩn bị những món chay thì gia đình chỉ cần bày biện mâm hoa quả cùng với tấm lòng thành của mình.
Lễ vật cúng Phật gồm: Hoa tươi (hoa sen, hoa huệ, mẫu đơn, hoa cúc,…); Hương; Rượu trắng; Nước trắng; Quần áo giấy.
Mâm cúng Rằm tháng 7 năm 2024 thần linh, gia tiên
Mâm cỗ cúng gia tiên Rằm tháng 7 thường là cỗ mặn (có thể làm cỗ chay). Không có bất kỳ quy tắc nào về món ăn cúng gia tiên mà sẽ tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của gia đình. Gia chủ có thể chuẩn bị các món ăn theo sở thích của gia tiên khi còn sống hoặc tùy theo đặc điểm vùng miền, mùa vụ.
- Món mặn: Gà luộc, xôi, chè, canh, cơm, cá kho, chả ram, món xào, món nộm...; Rau luộc (rau cải, cà rốt, củ cải,…)
- Trái cây: Các loại trái cây tươi ngon, đủ màu sắc.
- Hoa: Hoa tươi, thường chọn các loại hoa có màu sắc tươi sáng như hoa ly, hoa huệ, hoa cúc...
- Nước, rượu: Để thắp hương và dùng trong nghi lễ.
- Nhang, nến: Dùng để thắp hương.
- Vàng mã: Giấy tiền vàng bạc, quần áo, nhà cửa... bằng giấy.
Mâm cúng Rằm tháng 7 chay, đơn giản mà đầy đủ
Nếu gia đình nào quá bận rộn, có thể làm mâm cúng đơn giản như sau: Các món ăn như xôi gấc hoặc xôi đỗ xanh, nem chay, canh rau củ, đậu hũ, rau muống xào...; Hoa quả tươi như: Nhãn, lê, táo, chuối... là đủ 1 mâm cúng đủ đầy.
Mâm cúng chúng sinh (cúng cô hồn)
Mâm cỗ cúng cô hồn thể hiện lòng nhân ái của người ở dương gian với những linh hồn lang thang, không nơi nương tựa, không người thăm cúng.
Lễ cúng chúng sinh nên được đặt ngoài sân, trước cửa vào nhà và thực hiện vào trước 12h ngày 15/7 âm lịch.
Mâm cỗ cúng chúng sinh thường là đồ chay gồm: Muối gạo (sau khi cúng xong thì sẽ dùng để rắc bốn phương tám hướng); 12 bát cháo trắng nhỏ nấu loãng;5 loại trái cây.
Quần áo chúng sinh (nhiều màu sắc khác nhau); Các loại bỏng ngô, bánh kẹo; Tiền vàng; Nước lọc; Và 3 nén hương và 2 ngọn nến nhỏ.
* Trên đây là thông tin tham khảo cho các gia đình, để có mâm cỗ đẹp mắt đầy đủ. Trong nhịp sống hiện đại, mỗi gia đình có thể tùy vào điều kiện riêng để làm mâm cúng theo sở nguyện của mình, phù hợp với kinh tế và cũng giữ được nét đẹp cổ truyền xưa.
Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào tốt?
Việc cúng Rằm tháng 7 nên thực hiện từ ngày mùng 2 cho đến trước 12h trưa ngày 15 tháng 7. Bởi theo quan niệm dân gian, ngày 15 tháng 7 âm lịch sẽ là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa” nên sau ngày này người cõi âm sẽ không thể nhận được đồ thờ cúng được nữa.
Hoặc cũng có quan niệm khác cho rằng, vào ngày Rằm tháng 7 sẽ có rất nhiều vong hồn đi lang thang, các cụ sẽ không nhận được đồ gì của con cháu cúng tế. Do đó, người dân thường có thói quen cúng Rằm tháng 7 trước, có thể bắt đầu từ ngày 2 tháng 7 âm lịch.
Đặc biệt, tháng 7 âm lịch còn có lễ Vu Lan báo hiếu. Do vậy, các gia đình cần phải làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước khi thực hiện lễ cúng cô hồn.
Với lễ cúng cô hồn thì nên cúng vào chiều tối, diễn ra vào giờ Dậu (17h - 19h) là tốt nhất. Đây là thời gian nhập nhoạng, tranh sáng tranh tối nên các cô hồn có thể ăn uống được.
Bởi theo quan niệm dân gian, ban ngày có ánh sáng mặt trời, các linh hồn trở về từ âm phủ rất yếu ớt. Nếu cúng ban ngày, các cô hồn sợ ánh sáng sẽ không thể nhận các vật phẩm mà gia chủ bày cúng.
Còn với lễ cúng tổ tiên, thần linh thì gia chủ nên cúng vào 11h - 12h trưa để tổ tiên nhận lễ cúng tốt hơn.
Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/do-le-cung-ram-thang-7-a58734.html