Sau khi khỏi COVID-19, người dân cần làm gì?

Người bệnh sau khi khỏi COVID-19 thường có các triệu chứng kéo dài hoặc hậu COVID-19. Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở các nước Anh, Mỹ, nếu có các triệu chứng kéo dài trong vòng 4 - 12 tuần thì được gọi là "bệnh nhân COVID kéo dài" và sau 12 tuần thì được gọi là "bệnh nhân hậu COVID". Vì vậy, người bệnh sau khi khỏi COVID-19 nếu vấn có các triệu chứng kéo dài từ 4-12 tuần thì cần đến các cơ sở y tế chuyên về điều trị hậu COVID-19 và cán bộ y tế đã được đào tạo liên tục về chuyên môn trong lĩnh vực COVID-19. để được thăm khám và điều trị.

Vậy người dân cần phải làm gì sau khi khỏi COVID-19?

Sau khi khỏi COVID-19, các triệu chứng COVID kéo dài hay hậu COVID rất đa dạng, triệu chứng thường khác nhau ở những người khác nhau. Một số triệu chứng thường gặp như sau:

Mệt mỏi là triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân sau khi điều trị khỏi COVID-19. Một số bệnh nhân vẫn còn tình trạng mệt mỏi kéo dài trong vòng 6 tháng đến một năm sau khi mắc bệnh. Tình trạng mệt mỏi hậu COVID kéo dài làm người bệnh có cảm giác như bị kiệt sức, thiếu năng lượng, mất động lực trong công việc và trong cuộc sống, giảm khả năng tập trung.

Đặc biệt, tình trạng mệt mỏi hậu COVID vẫn có thể không liên quan đến mức độ nặng của giai đoạn bị COVID-19 cấp tính. Ở một số bệnh nhân mệt mỏi kéo dài có thể là triệu chính của giai đoạn hậu COVID.

Nguyên nhân của tình trạng mệt mỏi kéo dài ở bệnh nhân hậu COVID được cho là hậu quả của phản ứng viêm do COVID-19, do tổn thương viêm hay giảm chuyển hóa cục bộ ở một số vùng trên não bộ đáp ứng với viêm toàn thân ở bệnh nhân COVID-19… Do vậy khi xuất hiện tình trạng mệt mỏi kéo dài ở giai đoạn hậu COVID, người bệnh cần được khám, chẩn đoán và có hướng dẫn điều trị thích hợp bởi thầy thuốc.

Đau đầu: Triệu chứng đau đầu thường được than phiền ở bệnh nhân hậu COVID. Đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử đau đầu trước đó như là đau đầu migraine (đau nửa đầu), đau đầu vận mạch thì cơn đau trở nên thường xuyên hơn và cường độ nặng hơn. Ở những bệnh nhân đau đầu mới xảy ra sau khi mắc COVID, được xem như là một trong những biểu hiện tổn thương thần kinh do COVID-19. Đặc điểm của đau đầu ở bệnh nhân hậu COVID là có thể kéo dài 3 - 6 tháng, cảm giác nặng hay thắt chặt trong đầu, đau âm ỉ hoặc có lúc buốt nặng khi tập trung, lo lắng, xúc cảm hoặc đôi khi kèm với cảm giác mất tập trung, giảm cảm nhận và khó diễn đạt hay biểu cảm; tình trạng này được gọi là "não mù sương" (brain fog).

Nguyên nhân của tình trạng đau đầu hậu COVID được cho là do tổn thương trực tiếp hệ thần kinh do COVID-19 hoặc do bởi những nguyên nhân gián tiếp do bởi giảm oxy máu, tăng đông máu hoặc do hiện tượng viêm cục bộ tại não hay toàn thân do bão cytokine.

Khó thở cũng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân hậu COVID. Khó thở thường là do có liên quan trực tiếp tổn thương phổi ở giai đoạn nhiễm COVID-19 cấp tính gây giảm khả năng khuếch tán oxy từ phổi vào máu, do giảm thể tích phổi hậu COVID, do tổn thương đường dẫn khí trong giai đoạn cấp tính chưa hồi phục ở bệnh nhân COVID-19 kéo dài.

Ở một số bệnh nhân hậu COVID, khó thở còn do bởi tình trạng xơ hóa phổi do tổn thương viêm do bão cytokine ở phổi giai đoạn cấp tính. Ngoài ra cần phải lưu ý đến dấu hiệu khó thở ở bệnh nhân hậu COVID còn là do hậu quả của tình trạng huyết khối thuyên tắc mạch máu phổi ở giai đoạn nhiễm COVID-19 cấp tính và thậm chí là ở cả giai đoạn COVID-19 kéo dài và hậu COVID-19.

Tình trạng khó thở diễn tiến ngày một nặng hơn ở giai đoạn hậu COVID-19 là dấu hiệu báo động người bệnh cần được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Mất mùi và mất vị thường hay được than phiền bởi bệnh nhân COVID-19 giai đoạn hậu COVID. Mất mùi và mất vị ở bệnh nhân thường gặp ở những bệnh nhân đã xuất hiện triệu chứng này trong giai đoạn cấp tính.

Đa số tình trạng mất mùi - mất vị ở bệnh nhân COVID-19 giai đoạn cấp tính thường hồi phục tự nhiên sau 2 - 4 tuần; tuy nhiên khoảng 10% - 20% trường hợp người bệnh vẫn còn bị mất mùi, mất vị kéo dài sau 3 - 6 tháng hoặc cả năm.

Trong khảo sát trên 550 người mắc COVID-19 tại các khu điều trị tại Bình Dương, cho thấy tỷ lệ bị mất mùi - mất vị giai đoạn cấp tính chiếm tỷ lệ là 25,8%; trong đó có 9,8% bệnh nhân vẫn còn triệu chứng mất mùi, mất vị ở giai đoạn COVID kéo dài. Do vậy, mất mùi và mất vị giai đoạn hậu COVID là triệu chứng gây lo lắng cho người bệnh, giảm chất lượng cuộc sống nên cần phải được thăm khám chuyên khoa.

Nguyên nhân của tình trạng mất mùi, mất vị ở bệnh được cho là do tổn thương viêm gây ra do COVID-19 ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh khứu giác ở mũi, hành khứu và các dây thần kinh dẫn truyền vị giác, các nụ vị giác ở lưỡi, làm cho người bệnh không cảm nhận được mùi vị thức ăn và mùi hương. Bệnh nhân bị mệt mỏi kéo dài giai đoạn hậu COVID cần phải được tư vấn điều trị chuyên khoa để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh tật và được hướng dẫn trị liệu về nhận thức và hành vi, phối hợp với liệu pháp vận động phù hợp.

Đặc biệt người bệnh cần phải được hướng dẫn để tự duy trì được chế độ sinh hoạt, vận động phù hợp tránh tình trạng hoạt động quá mức gây kiệt sức và mệt mỏi quá mức. Người bệnh cần phải duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu chất khoáng, vitamin và năng lượng; cùng với một thời gian ngủ đảm đảm theo sinh lý và một giấc ngủ có chất lượng tốt… Bệnh nhân bị đau đầu ở giai đoạn COVID-19 cần nên được khám và tư vấn chuyên khoa. Việc điều trị đau đầu hậu COVID thường được phối hợp nhiều phương thức khác nhau như là tâm lý liệu pháp nếu đau đầu có yếu tố tâm thần kinh, duy trì một chế độ vận động - nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, thường xuyên thư giãn chống stress (tập yoga, thiền định hay chánh niệm).

Những trường hợp người bệnh hậu COVID bị đau đầu kèm giảm chức năng nhận thức, kém tập trung và có hiện tượng "não mù sương" thì nên dùng thêm các loại củ quả chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa có thành phần flavonoid (luteolin) như cần tây, bông cải xanh, cà rốt, tía tô, dầu oliu, trà hoa cúc.

Ở những bệnh nhân từng mắc COVID có tình trạng khó nên được thăm khám chuyên khoa hô hấp để được làm các xét nghiệm về thăm dò chức năng hô hấp và hình ảnh học. Dựa trên những tổn thương ở phổi và tình trạng chức năng hô hấp, thầy thuốc có thể chỉ định điều trị tập phục hồi chức năng hô hấp, tập thở. Phương pháp thở theo trường phái yoga có tên gọi là pranayama được các thầy thuốc Châu u cho là có hiệu quả trong làm giảm tình trạng khó thở ở bệnh nhân hậu COVID-19.

Mất mùi và mất vị kéo dài ở giai đoạn hậu COVID cần phải được thăm khám bởi các thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng. Một số bệnh nhân có sự cải thiện mất mùi - mất vị sau khi dùng corticoid hoặc vitamin A xịt mũi (dùng cho bệnh nhân mất mùi) và bổ sung thêm uống vitamin C và omega-3 thường xuyên (dùng cho bệnh nhân bị cả mất mùi và mất vị).

Đặc biệt nếu người bệnh bị mất mùi thì cần phải hướng dẫn cho người bệnh thực hiện trị liệu bằng cách hít các hương liệu để phục hồi khứu giác với hương chanh, hương hoa hồng, hương bạc hà và bạch đàn, ít nhất ba lần mỗi ngày (mỗi lần khoảng 15-20 giây) cho đến khi hồi phục hoàn toàn.

Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/sau-khi-khoi-covid-can-lam-gi-a59293.html