Có lẽ chỉ ở Hà Nội, ẩm thực dễ dàng được nâng lên thành nét đặc trưng của một địa phương, nhờ vào sự chăm chuốt của người nấu. Mỗi món ăn tuy đơn giản như nếu được nhiều người yêu thích, đều có thể phát triển thành đặc sản Hà Nội. Vậy Hà Nội có đặc sản gì, cùng Tico Travel khám phá nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Top 20 resort Hà Nội đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố
Top 20 villa Hà Nội chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp
Top 20 khách sạn Hà Nội giá cả phù hợp tại trung tâm thành phố
Top 20 homestay Hà Nội đẹp bắt mắt gần trung tâm thành phố
Phở là một món ăn bạn có thể tìm tại bất kỳ đâu ở Việt Nam, nhưng chỉ khi ăn món này ở Hà Nội thì mới ngon. Không ai biết được thời gian chính xác mà món phở xuất hiện, chỉ biết món phở đã trở thành Đặc sản Hà Nội tự bao giờ, và đã được đưa vào những áng văn Việt Nam một cách nhẹ nhàng.
Thạch Lam có những mô tả về món ăn này như sau: “nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả“; “rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ“.
Có thể bây giờ để kiếm được một tô phở giống như Thạch Lam tâm đắc sẽ hơi khó khăn, nhưng một phở chuẩn vị Hà Nội với phần nước dùng trong vắt, độ ngọt tự nhiên của xương được giữ lại gần như là tuyệt đối, cùng phần thịt mềm nhưng vẫn có độ dai nhất định thì bạn có thể dễ dàng tìm kiếm tại Hà Nội. Ngoài phở tái chín truyền thống, Hà Nội còn nổi tiếng với món phở cuốn, phở sốt vang hay phở tái lăn. (ảnh 1)
Xem thêm:
Các món ăn đặc sản Hà Nội không chỉ ngon về vị mà còn phải chất lượng về phần nhìn. Mỗi chi tiết trong món ăn đều được chăm chuốt kỹ lưỡng tỉ mỉ, điển hình có thể kể đến đó là món bún thang Hà Nội.
Món ăn này được người dân Hà Nội xưa ăn vào các dịp quan trọng như lễ tết, bây giờ việc thưởng thức một tô bún thang sẽ dễ dàng hơn, nhưng nguyên liệu truyền thống không còn đầy đủ như trước nữa. Mặc dù vậy sự hấp dẫn của món ăn này vẫn không hề “thuyên giảm” qua năm tháng.
Từ “thang” trong bún thang có nghĩa là thang thuốc đông y, sở dĩ nó có tên như vậy là vì nhìn vào các thức trình bày của món ăn này như một thang thuốc với nhiều thành phần khác nhau.
Các nguyên liệu có thể kể đến trong món ăn như tôm khô, giò lụa, trứng rán, thịt gà xé, trứng muối,… nhìn sơ qua thì ai cũng có thể bắt chước nhưng phần quan trọng của món bún thang nằm ở phần tỷ lệ của 12 nguyên liệu kết hợp.
Bún chả cũng là một món ăn có mặt từ lâu và rất đỗi quen thuộc với người dân thủ đô. Nguyên liệu tạo nên món ăn đặc sản Hà Nội bao gồm bún nướng, thịt nướng, chả ram và chả viên được gọi chung là chả nướng, cùng chén nước chấm.
Món ăn này sẽ được trình bày thành hai phần, phần nước chấm sẽ bao gồm nước mắm pha loãng đã được nấu lên với đầy đủ hương vị chua, cay, mặn, ngọt.
Điểm trong đó là đu đủ, cà rốt thái mỏng và không thể thiếu đi chả viên và thịt nướng. Phần còn lại mà mẹt bún, đi kèm là chả giò thơm nức, rau thơm như tía tô, ngò tây để tạo sự thanh mát.
Chỉ cần nghe đến tên, bất cứ ai cũng biết rằng món ăn này có ba thành phần chính đó là bún, đậu và mắm tôm. Nhưng sự hấp dẫn của món ăn đặc sản Hà Nội này không chỉ dừng lại ở đó, mà còn là sự kết hợp của vô vàn những “topping” khác, tạo sự bắt mắt và hương vị đặc sắc của mẹt bún đậu mắm tôm Hà Nội.
Trong một phần bún đậu đáp ứng được các yêu cầu về “hương” và “sắc” thì phải có đầy đủ các nguyên liệu sau: bún tươi, đậu phụ chiên giòn, chả cốm, dồi lợn, lòng lợn, thịt chân giò, rau sống,… và một chén mắm tôm cổ truyền Thanh Hóa, hòa nước cốt tắc chua ngọt, cay cay.
Kết hợp mỗi thứ một ít trong một miếng gắp, cùng phần nước chấm đậm đà bạn sẽ cảm nhận được sự thích thú của vị giác đối với món đặc sản Hà Nội này.
Bún ốc một món ăn đặc sản Hà Nội dân dã nhưng lại cầu kỳ trong khâu lựa chọn nguyên liệu cho món ăn này. Ốc phải được bắt ở Hồ Tây, mới có độ béo và độ to đạt yêu cầu.
Bún phải chọn loại bún sợi nhỏ, được mua ở làng Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, có người cầu kỳ hơn họ còn đặt làm bún riêng từ gạo tám thơm và nếp cái hoa vàng.
Món bún ốc đạt yêu cầu phải có độ ngọt tự nhiên và chua thanh của nước dùng xen vào, bún dai, phần thịt ốc vừa chín tới, mềm giòn và không dai. Ngoài ra, món đặc sản Hà Nội này, phải ăn cùng tương ớt chưng, mới có vẻ ngoài bắt mắt và hương vị ưng ý.
Bún riêu cua có thể dễ dàng tìm thấy tại bất kỳ đâu ở Việt Nam, nhưng ở Hà Nội vẫn chuẩn nhất, vì đây là nơi tạo ra món đặc sản Hà Nội này.
Món ăn này có nhiều thành phần khác nhau, nhưng nổi bật hơn cả là riêu cua, mang lại vị thanh mát cho những ngày hè, nếu ăn vào ngày đông bạn nên đun nước dùng thật nóng, điểm thêm vài lát ớt để cảm nhận sự ấm người từ bên trong.
Ngoài xôi, bún, phở, món bánh mì sốt vang cũng là một món ăn được con dân thủ đô ưa chuộng, đặc biệt là vào buổi sáng. Khi món ăn vừa ra bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm nồng của các loại rau củ xông thẳng lên mũi, miếng thịt bò trong được ninh nhừ rất lâu nên khi ăn bạn sẽ cảm nhận rõ được độ mềm và hương vị đậm đà khi đã “đủ” thời gian để ngấm gia vị.
Bây giờ đến Hà Nội, không cần chờ tới mùa thu mới có bánh cốm, vì cốm đã được sấy làm khô và nên có thể mua món bánh này bất kỳ lúc nào ở Hà Nội.
Món bánh đặc sản Hà Nội có vẻ đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa, bánh hình vuông tượng trưng cho đất, màu xanh tượng trưng cho hương đồng cỏ nội, bột dẻo và vị ngọt của nhân tượng trưng cho tình cảm của người dân Hà thành.
Xem thêm:
Bánh chè lam hay còn gọi là chè Lam là một món bánh đặc sản Hà Nội có nguồn gốc từ làng nghề truyền thống Thạch Xá - Thạch Thất. Các nguyên liệu làm nên món bánh dân dã này bao gồm bột nếp, gừng tươi, đậu phộng, mạch nha, mật mía, đường vàng.
Bánh có độ dẻo, vị ngọt thanh của đường mía, xen kẽ vào đó là vị bùi bùi, béo béo của đậu phộng rang, và một chút vị cay the của gừng, khiến ai ăn rồi cũng tấm tắc khen ngon.
Bánh khảo không chỉ được xem là một món bánh đặc sản Hà Nội mà còn là “Thức quà của ký ức Hà Nội”. Sở dĩ món bánh này được gọi với cái tên như vậy là vì vào những năm của thế hệ 8X và đầu 9X, đây là món ăn vặt ưa thích của nhiều trẻ em thời đó, lúc các loại bánh kẹo không phổ biến như bây giờ.
Bánh khảo Hà Nội gồm có hai loại là bánh khảo thập cẩm và bánh khảo chay. Dù là loại nào thì món bánh đặc sản Hà Nội này cũng là sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp thơm và tinh dầu bưởi.
Cũng giống như bánh khảo, một món bánh nổi tiếng khác của Hà Nội là bánh chả lá chanh cũng “gắn bó” với Hà Nội trong những tháng năm bao cấp.
Thoạt đầu nhìn bên ngoài loại bánh này có nét hao hao giống bánh trung thu, được chế biến từ các nguyên liệu tương tự như bột mì, thịt mỡ, mứt bí, đường,… chỉ khác món bánh này có thêm lá chanh, thứ tạo nên hương vị riêng biệt cho món đặc sản Hà Nội này.
Nguyên liệu của bánh chả lá chanh đơn giản và dễ tìm nhưng cách làm không như vậy. Bánh chả thành phẩm phải có độ giòn, hương thơm phải giữ được lâu, các nguyên liệu bên trong phải kết hợp sao cho khéo, không quá ngậy và đặc biệt là tránh ác vị của nhau.
Bánh chưng tranh khúc một món ăn đặc sản Hà Nội ngon nức tiếng tại làng Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì. Từ xa xưa, người dân tại đây làm nghề nấu bánh chưng để mưu sinh, dần dà món ăn này đã “chinh phục trái tim” của không biết bao nhiêu thực khách, trở thành một món bánh nổi tiếng tại làng Tranh Khúc nói riêng và Hà Nội nói chung.
Để tạo ra một cái bánh chưng ngon, người thợ phải chú ý đến khâu chọn nguyên liệu. Loại gạo sử dụng để làm bánh là gạo nếp cái hoa vàng của Hải Hậu, Hải Dương, thịt heo tươi (nạc mông, vai, ba chỉ), lá dong phải lớn và được hái từ Cát Tràng,… kết hợp với quá trình gói và nấu bánh điêu luyện, sẽ tạo ra một món bánh chưng Tranh Khúc dẻo, thơm, đậm đà.
Nếu có dịp ghé thăm các hàng quán bán bánh rán mặn Võng Thị, bạn sẽ thấy tại đây lúc nào cũng nườm nượp khách ra vào. Món ăn này nhìn bên ngoài có vẻ dân dã nhưng hương vị bên trong lại rất lôi cuốn.
Bánh rán chuẩn vị Hà Nội sẽ có lớp vỏ mỏng, cắn vào sẽ có cảm giác giòn rụm. Bên trong trong đầy đủ hương vị của mộc nhĩ, miến, thịt heo, tất cả được nêm nếm vừa miệng.
Món ăn này sẽ được ăn kèm với dưa góp, để giảm cảm giác béo ngậy, nếu nêm thêm một it nước sốt tương ớt pha, món ăn sẽ đậm đà hơn rất nhiều.
Bánh tro chấm mật hay còn gọi là bánh gio, một loại bánh chỉ dành cho lễ cúng gia tiên vào dịp Tết Đoan Ngọ của người Hà Nội xưa. Hiện nay, bánh tro là một thứ ăn vặt không thể thiếu, một món đặc sản Hà Nội dân dã.
Sở dĩ bánh cho tên gọi là bánh tro vì nguyên liệu tạo thành món bánh này bao gồm hỗn hợp tro đốt của cây tầm gửi, vỏ bưởi, quả xoan, cơm dền gai, rơm nếp,… Tro này người ta ngâm trong nước để qua đêm, sau đó lọc lấy nước trộn với gạo nếp hoa vàng để làm bánh.
Bánh tro chấm mật sẽ không thể ngon nếu thiếu đi mật mía dẻo, vị ngọt thanh, thơm lừng, có màu vàng óng giúp món ăn thêm phần bắt mắt.
Bánh trôi tàu ở Hà Nội lúc nào cũng có, nhưng để cảm nhận trọn vẹn sự ngon lành món ăn này, bạn nên thưởng thức vào mùa đông.
Món ăn này vừa được gọi là bánh, vừa được gọi là chè. Vì bên trong một phần ăn, sẽ có đầy ắp những chiếc bánh trôi tròn trịa và đẹp mắt, thêm vào đó là một ít nước đường ăn kèm, có vị cay the của gừng, mùi thơm của dừa sợi và mè.
Món đặc sản Hà Nội này sinh ra là để “sưởi ấm những tâm hồn giá rét ngày đông”, nên sẽ ngon hơn khi ăn nóng. Sau khi bày biện tất cả các thành phần vào bát thật đẹp mắt, ngồi giữa tiết trời se se lạnh, vừa ăn vừa xuýt xoa nó mới “đã cái vị giác” được.
Bánh gai có nguồn gốc từ một làng quê bên sông Đáy thuộc xã Yên Sở, Hà Nội. Mùi lá gai thoang thoảng trong từng chiếc bánh, bùi bùi của đậu xanh, hòa cùng chút béo của dừa tươi.
Bí quyết tạo nên tính đặc trưng của món ăn là nhờ vào công đoạn giã bột gạo, giúp cho vỏ bánh dẻo hơn, mịn hơn.
Bánh tôm Hồ Tây cũng là một món đặc sản Hà Nội lâu đời, nó ngon không phải vì nguyên liệu đắt tiền mà là ở sự khéo léo của người làm, làm sao có thể kết hợp những nguyên liệu đơn giản, nhưng vẫn đem lại sự trầm trồ cho thực khách.
Vỏ bánh được chiên vàng phủ bên ngoài khi cắn vào sẽ tan ngay trong miệng, cùng con tôm to làm điểm nhấn ở giữa có vị ngọt, thịt chắc thì làm sao có thể chối từ.
Nếu ăn muốn ăn bánh cuốn ngon, nhất định bạn phải ghé qua Thanh Trì, vì món ăn này được chế biến một cách rất khác biệt tại nơi đây. Muốn cho bánh ngon phải chọn loại gạo khô như Khang dân, gạo phải được xay thật mịn và có tỉ lệ nước phù hợp.
Đặc sản Hà Nội Bánh cuốn Thanh Trì sẽ không có nhân bên trong, thay vào đó sẽ được ăn kèm với chả quế, giò lụa, đậu rán, hành phi. Kết hợp với nước mắm có pha dấm nếp và tinh dầu cà cuống, thêm một ít ớt tươi bắt mắt.
Nhắc đến ngan cháy tỏi bạn nhất định phải ghé qua 51 Hàng Lược, 71 Hàng Thiết,… những địa chỉ được nhiều tín đồ của món ăn này lui tới, đây là món ăn đặc sản đường phố Hà Nội.
Khi mà ngan luộc bán không chạy nên người đầu tiếp đã biến tấu thành món ngan cháy tỏi. Tưởng không ngon nhưng mà ngon không tưởng, và tự lúc nào nó đã góp mặt trong danh sách những món đặc sản ở Hà Nội. Một món ăn thể hiện được sự sáng tạo vượt bật của người tạo ra nó.
Thịt ngan phải được luộc vừa chín, sau đó đem đi đi lọc xương, cắt thành miếng vừa ăn. Quan trọng hơn sẽ là bức phi hành, tỏi, phi làm sao hết mùi hăng, nhưng vẫn còn dẻo, ăn vào vừa thơm vừa ngậy.
Bánh xèo nem lụi Hà Nội ăn chẳng ở đâu ngon bằng phố Đội Cấn, cũng không nhớ nó xuất hiện ở con phố này bao giờ.
Người ta chỉ nhớ về một đĩa bánh với đầy ắp những lá bánh xèo vàng ươm, giòn rụm, nhân bánh với vô số loại “topping” như tôm, thịt, giá đỗ cùng nước chấm rất vừa miệng.
Chả cá lã vọng là một món đặc sản Hà Nội khá cầu kỳ, mang tính biểu tượng của thủ đô. Miếng lăng cá tươi rói, được sơ chế qua nhiều giai đoạn như lọc thịt, nướng than.
Sau đó tiếp tục đi chiên dầu, mùi thơm dấy lên mà khiến ai ngửi thấy cũng đều xao xuyến. Sẽ càng đậm đà khi chấm cùng mắm nêm cay, hành hoa, bún tươi và một ít rau thơm ăn kèm.
Bởi vì nằm ở khu vực có khí hậu lạnh, nên người dân ở Hà Nội đã sáng tạo ra món cháo trai như một vị cứu tinh cho những ngày đông giá rét. Bạn đi dọc các con phố như òe Nhai, Trần Xuân Soạn, Nguyễn Biểu,.. sẽ tìm được nơi bán món cháo này.
Cháo trai ăn ngon, nhưng cách thứ để nấu ra được một nồi cháo ngon như thế thì ít ai biết được. Người ta chỉ biết, nước cháo sẽ được nấu từ nước luộc trai nên vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên, thịt trai được cắt nhỏ rồi phi với hành, tiêu cho dậy mùi, thêm một đĩa quẩy ngay cạnh, người ăn phải thốt lên rằng “Hạnh phúc của cuộc sống là đây chứ đâu”.
Nem rán Hà Nội sẽ hao hao giống với chả giò của miền Nam, những điểm khác biệt nằm ở chỗ vỏ nem được làm từ bột gạo. Món ăn này không những trẻ em mà còn được rất nhiều người lớn yêu thích.
Bởi sự hài hòa của các nguyên liệu bên trong cuốn nem rán đem lại, nem có độ giòn cao nhưng không khô, không bị vỡ. Phần nhân mềm và rất thơm. Ngon hơn khi ăn cùng nước chấm chua ngọt rau củ muối và rau sống.
Tào phớ Hà Nội có nguồn gốc từ làng An Phú, phường Nghĩa Đô, Hà Nội. Món đặc sản Hà Nội này được dùng để giải nhiệt cơ thể vào các ngày hè oi bức, hay mở đầu câu chuyện cho những buổi tán gẫu cùng bạn bè tại.
Tào phớ hiện tại ở Hà Nội sẽ được kết hợp với những loại “topping” màu sắc khác như flan, sương sáo, trân châu,… cùng nước đường cay vị gừng hoặc nước cốt dừa béo ngậy.
Dạo quanh bờ hồ trong những ngày nóng bức, làm sao có thể không mua ngay một cây Kem Tràng Tiền mát lạnh được. Ngoài sự khác biệt về độ dẻo, hương thơm của kem, kem Tràng Tiền còn ưu tiên sử dụng các nguyên liệu chính gốc như kem cốm phải dùng đúng loại cốm của làng vòng, kem dừa phải là dừa Bến Tre,… nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi ăn kem Tràng Tiền Hà Nội.
Tiếp tục giới thiệu với các bạn một món đặc sản Hà Nội xuất phát từ “ẩm thực đường phố” nữa đó là nộm bò khô Hà Nội. Miếng bò khô sau khi đã vắt chanh sẽ khiến cho vị giác “nhảy múa” liên hồi.
Ngoài thịt bò, các loại rau củ được sử dụng khá nhiều trong món ăn này như su hào, cà rốt bào sợi, cùng rau thơm các loại và một ít lạc rang được rải lên trên.
Món ăn này hay được người ta thưởng thức cùng trà đá, để át đi vị cay. Nhưng càng ăn rồi lại càng uống, uống xong lại thòm thèm ăn thêm miếng nữa, cứ thế đĩa bò nộm khô vơi đi lúc nào không hay.
Bánh giò Hà Nội là món bánh đặc sản Hà Nội được gói trong lá chuối xanh có hình dáng gần giống với bánh gai miền Trung. Hình thức bên ngoài nhìn có vẻ không bắt mắt nhưng bỏ đi lớp vỏ kia bạn sẽ phải vỡ òa vì ngạc nhiên.
Bánh được làm từ những nguyên liệu đơn giản như bột gạo tẻ, thịt lợn băm, nấm mộc nhĩ, cùng một số loại gia vị khác, nhưng khi mở ra bánh tỏa ra một mùi hương rất cuốn hút.
Nhân bánh đã được nêm nếm vừa miệng, nhưng bạn nào muốn vỏ bánh thấm hơn có thể rưới một ít nước mắm ớt cay đi cùng, để tạo sự đầm đà cho món ăn.
Đặc sản Hà Nội - Xôi xéo lá sen một món ăn không chỉ “chắc bụng”, tiện lợi mà còn “gây nhớ thương” cho nhiều thực khách. Cái tên xôi xéo bắt nguồn từ công đoạn cắt xéo đỗ xanh vào cùng.
Xôi xéo tại Hà Nội sẽ được trình bày trong một chiếc lá sen to, với phần xôi được đơm bên dưới, phía trên là nhân đậu xanh nhuyễn, một ít hành phi và dăm bông. Khi xôi còn nóng sẽ dậy được mùi hương nồng nàn của nếp dẻo, hành và lá sen.
Đến Hà Nội vào mùa thu, bạn sẽ dễ dàng thấy trên cái con đường đầy những gánh hàng đeo chiếc thúng to, bên trong chứa đầy thức quà màu xanh bắt mắt, đó là cốm Hà Nội. Một loại cốm bắt nguồn từ ngôi làng có con đường lòng vòng, nên gọi là cốm làng vòng.
Cốm có vị rất dẻo, ngọt dịu, xen chút bùi của đậu xanh và sần sật của sợi dừa tươi. Có rời Hà Nội bao lâu bạn cũng không bao giờ quên được dư vị của món ăn này, thật xứng danh là “Tinh hoa đặc sản Hà Nội”.
Ngoài các món ăn đặc sản Hà Nội, hồn cốt của ẩm thực thủ đô còn len lỏi trong các thức uống, trong đó có trà sen Tây Hồ. Từ những lá chè non của vùng Tân Cương Thái Nguyên, người ta đem đi ướp với những cánh sen của những bông hoa thơm nhất, to nhất ở vùng Tây Hồ. Hòa quyện cùng sinh khí đất trời, làm nên một món trà sen tao nhã.
Một búp trà sen Tây Hồ có thể pha từ 2 - 7 nước, tùy vào loại trà bên trong. Để cảm nhận được hết độ ngon của đặc sản Hà Nội này, người ta còn tạo ra cho nó một cách uống riêng, được gọi là “Nghệ thuật thưởng trà sen Tây Hồ”.
Pha trà phải thật chậm rãi, canh chuẩn xác từng phút và nhiệt độ trong quá trình pha trà, nên thưởng thức trà sen Tây Hồ phải thư thả thì mới biết nó ngon ở đâu.
Nhắc đến ô mai Hà thành chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hàng loạt các loại phô mai trứ danh như ô mai sấu, ô mai me, ô mai mơ, ô mai mận, ô mai xí muội,…
Mỗi loại sẽ có một hương vị đặc trưng, đem mỗi thứ một ít, tựu chung lại trên một mâm ô mai, sẽ mang đến rất nhiều điều thú vị cho buổi trò chuyện. Với thời gian bảo quản lâu, bạn hãy nghĩ ngay đến món đặc sản Hà Nội này khi đem về làm quà nhé!
Hành trình khám phá những món ăn đặc sản của Hà Nội đã kết thúc, Tico Travel hi vọng các bạn sẽ hài lòng về những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này.
Link nội dung: https://dhthaibinhduong.edu.vn/cac-san-vat-cua-ha-noi-a59699.html