Liên minh Châu Âu gồm những nước nào? Lợi ích khi trở thành công dân EU
1. Liên minh châu Âu (EU) là gì?
Kể từ khi ra đời cho tới nay, liên minh châu Âu vẫn luôn được xem là hình thức liên minh cao nhất trong mô hình liên kết giữa các quốc gia trong một khu vực. Khi tìm hiểu về vấn đề: liên minh châu Âu gồm những nước nào, trước tiên cần nắm rõ về bản ch...
2. Liên minh châu Âu gồm những nước nào?
Khối liên minh châu Âu gồm những nước nào là thông tin quan trọng nhất cần tìm hiểu khi nhắc tới EU. Trải qua một lịch sử dài hơn 70 năm, EU phát triển và ngày càng mở rộng. Từ 6 thành viên ban đầu bao gồm: Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp và Hà Lan, EU...
3. Quá trình thành lập của Liên minh châu Âu
Khi tìm hiểu về thông tin liên minh châu Âu EU gồm những nước nào, người ta cũng thường đề cập đến lịch sử phát triển của khối. Kể từ khi thành lập cho tới nay, EU không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định vị thế to lớn trong khu vực và trên toàn th...
3.1 Hiệp ước Paris
Hiệp ước Paris ký kết năm 1951 đã thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC).Bắt đầu từ hiệp ước Paris
3.2 Hiệp ước Roma
Hiệp ước Roma ký năm 1957 là dấu mốc quan trọng thành lập nên Cộng đồng Nguyên tử lượng (Euratom) và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC). Đây đều là những tổ chức quan trọng trong bộ mặt kinh tế của các nước tham gia.
3.3 Hội đồng châu Âu
Năm 1967 cơ quan điều hành của các cộng đồng trên hợp nhất và thống nhất chung theo tên gọi Hội đồng châu Âu.3.4 Thị trường chung châu Âu xuất hiệnĐến năm 1987, Hội đồng châu Âu thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động. Trong đó, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng “Thị trường nội địa thống nhất Châu Âu” với các hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn, sâu rộng hơn.
3.5 Hiệp ước Maastricht
Tháng 12/1991, Hiệp ước Liên hiệp châu Âu Maastricht được thảo luận và đi đến thống nhất ký kết. Đây là hiệp ước vô cùng quan trọng, đánh dấu mốc chính thức đưa các mục tiêu về hợp tác kinh tế của các nước thành viên nâng lên một tầm cao mới.Theo đó, Hiệp ước Maastricht Hà Lan có mục đích thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ và đưa ra đơn vị tiền tệ chung dùng cho toàn khối. Sự ra đời của một ngân hàng trung ương độc lập vào đầu những năm 1990. Đồng thời, hiệp ước cũng bao gồm việc thực thi các chính sách đối ngoại và an ninh chung trong khối để tăng cường phòng thủ, hợp tác về quân sự - luật pháp.Hiệp ước Maastricht đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hình thành EU.
3.6 Liên minh chính trị ra đời
Sau kinh tế, quốc phòng, chính trị tiếp tục là khía cạnh được các nước trong khối Maastricht thúc đẩy. Cụ thể, công dân của các nước thành viên thuộc khối hợp tác sẽ được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên mà không cần các giấy tờ visa, giấy thông hành như thông lệ.Khối cũng đưa ra một loạt các chính sách đối ngoại và an ninh chung dựa trên nguyên tắc nhất trí - bảo đảm chủ quyền quốc gia. Cũng trong thời gian này, Nghị viện châu Âu được tăng cường quyền hạn, mở rộng quyền của Cộng đồng trong khối với các lĩnh vực: xã hội, nghiên cứu,….
3.7 Liên minh kinh tế và tiền tệ
Từ 1/7/1990 đến 1/1/1999, EU giải tán Viện tiền tệ châu Âu và sau đó lập ra Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khối này, sẽ có những điều kiện nhất định để xét duyệt các quốc gia tham gia.- Quốc gia cần đảm bảo lạm phát thấp, không vượt quá 1.5% ...
3.8 Hiệp ước Amsterdam
Hiệp ước Amsterdam (là Hiệp ước Maastricht sửa đổi ký kết vào 2/10/1997). Hiệp ước này đã đưa ra các sửa đổi và bổ sung các vấn đề như:1. Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử giữa công dân các nước trong khối;2. Tư pháp và đối nội của các nước thành viên;3. Chính sách xã hội và việc làm cho cộng đồng;4. Chính sách đối ngoại và an ninh chung của toàn khối.
3.9 Hiệp ước Schengen
Ngày 19/6/1990, Hiệp ước Schengen được các nước thành viên thực hiện thỏa thuận.Ngày 27/11/1990, Hiệp ước Schengen chính thức được ký với 6 nước tham gia ban đầu là Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý.Ngày 25/6/1991, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tiếp tục tham gia vào hiệp ước.Đây là hiệp ước quan trọng quy định các quyền tự do đi lại giữa các quốc gia của công dân trong Schengen. Công dân thuộc khối này chỉ cần có duy nhất 01 visa là có thể đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Hiện nay, Schengen đã mở rộng với 14/25 nước thành viên EU tham gia.
3.10 Hiệp ước Nice
Ngày 11/12/2000, Hiệp ước Nice được chính thức ký kết. Hiệp ước tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để nhằm tạo điều kiện mở rộng khối thành viên. Đồng thời, Nice cũng nhấn mạnh vào vai trò của Nghị viện châu Âu và sự ra đời của Lực lượng phản ứng nhanh (RRF).
4. Cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu
EU được thành lập với sự phân chia rõ ràng về các chức năng của từng bộ phận. Theo thời gian, các cơ quan trong khối được xác định rõ ràng về vai trò - nhiệm vụ nhằm hướng tới cơ chế vận hành thắt chặt, chuyên sâu.
4.1 Hội đồng Bộ trưởng
Là cơ quan có trách nhiệm đưa ra những chính sách lớn, là cơ quan lãnh đạo tối cao của Liên minh châu Âu. Làm việc tại Hội đồng Bộ trưởng bao gồm Bộ trưởng đại diện cho các nước thành viên. Các nước trong khối sẽ luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng. Giúp việc cho Hội đồng Bộ trưởng sẽ có có Ban Tổng Thư ký và Uỷ ban Đại diện Thường trực.Từ năm 1975, người đứng đầu nhà nước hoặc đứng đầu chính phủ, các ngoại trưởng sẽ tiến hành nhóm họp thường kỳ để đưa ra các quyết định cho những vấn đề lớn của khối. Đây là Hội nghị Thượng đỉnh EU.Cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu rất chặt chẽ.
4.2 Uỷ ban Châu Âu
Uy ban châu Âu điều hành 20 uỷ viên với nhiệm kỳ 5 năm. Ủy ban này được thành lập bởi các chính phủ nhất trí cử. Bãi nhiệm với Ủy ban châu Âu chỉ khi có sự nhất trí của Nghị viện Châu Âu. Hiện nay, Chủ tịch là Romano Prodi, là cựu Thủ tướng Ý. Dưới các uỷ viên là các Tổng Vụ trưởng được phân chia chuyên trách từng vấn đề, từng khu vực.
4.3 Nghị viện Châu Âu
Nghị viên EU bao gồm 732 Nghị sĩ được bầu theo nhiệm kỳ 5 năm dựa trên nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Nhiệm vụ của cơ quan này là thông qua ngân sách đồng thời kết hợp cùng Hội đồng Châu Âu tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách. Nghị viện châu Âu có quyền bãi miễn các chức vụ uỷ viên Uỷ ban châu Âu.
4.4 Tòa án Châu Âu
Tòa án của Liên minh châu Âu có trụ sở đặt tại Luxembourg. Tòa án bao gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sư được bổ nhiệm bởi các chính phủ thoả thuận với nhiệm kỳ 6 năm. Tòa án EU có vai trò độc lập, nhằm đưa ra các quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Uỷ ban châu Âu khi chính sách đó xung đột với lợi ích chung của EU.
5. Mục đích thành lập Liên minh châu Âu
Được thành lập dựa trên xu thế liên kết - hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia trong một khu vực, Mục đích của EU là nhằm tạo nên một khối liên minh chung giúp hoàn thiện thị trường nội bộ thống nhất thông qua phát hành đồng tiền dùng chung, xóa bỏ hàng rà...
5. Lợi ích khi trở thành công dân khối liên minh Châu Âu
Trở thành công dân khối liên minh Châu Âu không chỉ đơn thuần là việc sở hữu một quốc tịch, mà còn mở ra một loạt lợi ích đáng giá đối với nhiều người Việt. Cụ thể có 3 lợi ích lớn như sau:
6.1 Tự do đi lại, sinh sống và làm việc trong khối
Quyền lợi cao nhất của công dân trong khối chính là việc có thể tự do đi lại và sinh sống ở bất kỳ quốc gia nào trong Liên minh. Công dân EU có thể xin làm việc hay học tập ở bất kỳ nước thành viên thuộc khối mà không cần các giấy tờ gì. Các quyền lợi về việc làm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, lợi ích thuế,…đều được đảm bảo.Nhập cư tại EU mang lại nhiều lợi ích cho công dân
6.2 Quyền dân chủ
Một thông tin vô cùng thú vị là khi định cư tại EU, công dân có quyền được hưởng trọn vẹn các quyền lợi về chính trị. Mọi công dân EU trưởng thành đều có quyền ứng cử và tự bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tại Nghị viện. Không chỉ vậy, công dân cũng có quyền ứng cử và bỏ phiếu tại quốc gia nơi mình cư trú.
6.3 Miễn giảm thuế
Công dân EU cũng được hưởng đặc quyền về miễn giảm thuế. Châu Âu là thiên đường thuế, cung cấp các môi trường thuận lợi để được giảm thuế cho các doanh nghiệp, cá nhân như: đánh thuế trên tiền tăng vốn, thu nhập và các tập đoàn.Với thông tin tìm hiểu ...
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!