Bông atiso hầm giò heo từ một món ăn dân giã đã trở thành đặc sản của Đà Lạt, chính hương vị thơm ngon đặc trưng của nó đã chinh phục du khách. Đây cũng là món ăn rất dễ nấu để làm đa dạng cho mâm cơm hằng ngày.
Công dụng của giò heo hầm bông atiso
Đà Lạt là vùng đất có khí hậu thích hợp để trồng atiso, tuy nhiên hiện nay diện tích trồng atiso đang bị thu hẹp dần, vì vậy nên nó dần trở thành loài cây quý giá và có giá trị cao. Các bộ phận của bông atiso từ thân, rễ, bông đều có thể sử dụng với các mục đích khác nhau.
Bông atiso có tác dụng gì? Bông atiso là phần dinh dưỡng nhất của cây và thường được chế biến thành các món ăn để bồi bổ cơ thể. Giò heo hầm bông atiso là cứu tinh cho người bị mất ngủ và dùng để giải nhiệt trong những ngày hè nóng bức vì đây là món ăn có vị ngọt, tính mát. Đây cũng là món rất tốt cho bà bầu sau sinh, dùng để bồi bổ cơ thể và lợi sữa cho con.
Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và cách nấu đơn giản. Món ăn này thường xuất hiện trên mâm cơm hàng ngày của các gia đình.
Cách làm bông atiso hầm giò heo
Để nấu ăn, cần phải chuẩn bị một số các nguyên liệu và tham khảo cách nấu bông atiso sau.
Nguyên liệu
- 1 cái chân giò heo
- 2 bông atiso
- Gia vị: hành tím, muối, tiêu, mắm…
Sơ chế
- Chân giò rửa sạch, cạo lông, cho vào nồi nước sôi để trụng sơ, sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh một lần nữa rồi để ráo, ướp với hạt nêm và hành tím đập dập.
- Bông atiso rửa sạch, tước vỏ phần cuống hoa nếu còn tươi, lấy phần lõi cắt khúc, phần hoa cắt làm 4, bỏ nhụy hoa.
Cách làm
- Cho phần giò đã ướp vào nồi, thêm nước vào phần từ 2 đến 3 tiếng cho giò mềm (có thể sử dụng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian). Sau khi mềm, nêm muối, đường, mắm vào cho vừa ăn.
- Cho atiso vào nấu thêm khoảng 20-30 phút, nêm nếm lại gia vị là món ăn đã hoàn thành.
Cách nấu món này cực kỳ đơn giản, vị ngọt tự nhiên của atiso hòa cùng vị béo của chân giò làm cho nồi canh thêm hấp dẫn. Tuy nhiên, để giữ được độ ngọt tự nhiên của nguyên liệu, bạn nên biết một số mẹo nhỏ khi chế biến.
Những lưu ý khi nấu bông atiso nấu giò heo
Lưu ý một số điều sau sẽ giúp món canh của bạn thơm ngon hơn.
- Nên chọn bông atiso to, phần non nhiều và còn tươi.
- Nên ngâm hoa trong nước muối khoảng 10 phút và rửa lại sạch với nước để loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn.
- Giò heo mua về nên trụng sơ qua với nước sôi, làm vậy, món canh của bạn sẽ không bị có mùi hôi và nước canh cũng trong hơn.
Bên cạnh đó, không phải ai cũng có thể ăn bông atiso nấu giò heo. Những nhóm đối tượng sau nên hạn chế sử dụng món ăn này.
- Người có đường tiêu hóa yếu: Atiso có tính lạnh, vì vậy người có hệ tiêu hóa yếu sẽ khó tiêu khi ăn món này, cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng mà còn làm gan, thận phải hoạt động nhiều hơn.
- Người thừa cân, béo phì: Atiso và giò heo đều có rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt giò heo chứa lượng đạm rất cao, vì vậy sẽ làm tăng cân rất nhanh, khó kiểm soát cân nặng.
Xem thêm: Giải đáp chi tiết: Bà bầu ăn bông atiso được không?
Bông atiso hầm giò heo là món ăn cực kỳ quen thuộc và dễ nấu. Hãy áp dụng cách làm trên để chiêu đãi gia đình một bữa ăn vừa ngon lại vừa đầy đủ chất dinh dưỡng bạn nhé!